GIÁO DỤC TẠI NHẬT

Người Nhật thường được cả thế giới kính trọng và ngưỡng mộ vì những đức tính tốt của mình. Một trong những tiền đề để làm được điều ấy là nhờ vào nền giáo dục khác biệt và tuyệt vời của nước này.

Học làm người trước khi học để lấy kiến thức

Tại các trường học Nhật Bản, học sinh không phải thi cho tới khi lên lớp 4 (10 tuổi). Trên thực tế, các bạn học sinh chỉ phải làm các bài kiểm tra nhỏ. Người Nhật tin rằng 3 năm đầu cấp 1 là thời điểm để trẻ nhỏ rèn luyện nhân cách, xây dựng những đức tính tốt và phát triển con người theo hướng toàn diện. Lúc này, học sinh được học cách tôn trọng người khác, yêu thương động vật và thiên nhiên. Nhà trường cũng dạy cho học trò cách sống rộng lượng, cảm thông và biết chia sẻ.

Phần lớn các trường bên Nhật đều không có lao công 

Ở Nhật Bản, học sinh phải tự mình dọn dẹp lớp học, căng tin và thậm chí cả toilet. Các bạn học sinh sẽ được chia thành các nhóm nhỏ và luân phiên trực nhật trong năm kể cả học sinh tiểu học. Đây là cách để giúp rèn luyện khả năng làm việc nhóm. Bên cạnh đó, những công việc tưởng chừng như bẩn thỉu, đổ mồ hôi vất vả đó sẽ giúp học sinh biết tôn trọng công việc của người khác và thành quả lao động của bản thân hơn. 

Mặc đồng phục tới trường

Hầu như tất cả học sinh Nhật Bản đều phải mặc đồng phục tới trường. Trong khi một vài trường, một vài tỉnh có đồng phục riêng thì mẫu đồng phục truyền thống phổ biến là áo kiểu quân đội cho nam và đồng phục thủy thủ cho nữ. Đồng phục là 1 yếu tố quan trọng giúp loại bỏ rào cản xã hội trong trường học cho trẻ em. Bên cạnh đó, mặc đồng phục cũng giúp nâng cao tính cộng đồng cho học sinh Nhật Bản.

Tỷ lệ học sinh đi học đầy đủ, đúng giờ ở Nhật Bản là 99,99%

Có bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có những lần trốn học bằng nhiều lý do đúng không nào. Tuy nhiên, học sinh Nhật Bản gần như ít khi bỏ lớp hay đi muộn. Và có khoảng 91% học sinh cho biết họ chưa bao giờ bỏ qua những điều giáo viên giảng trên lớp, đây là một con số hết sức ấn tượng nhỉ.

Ngoài các môn học truyền thống, học sinh Nhật Bản phải học thư pháp và thi ca

Những điều khác biệt của nền giáo dục Nhật Bản khiến cả thế giới nghiêng mình kính phục - Ảnh 5.

Thư pháp Nhật Bản hay còn gọi là Shodou gắn liền với hình ảnh cây bút tre chấm trong nghiên mực để viết lên những tờ giấy gạo từng nét chữ uốn lượn. Với người Nhật, Shodou là 1 môn nghệ thuật không còn quá phổ biến. Haiku thì khác; đây là một thể loại thơ truyền thống sử dụng lối biểu đạt đơn giản để truyền tải những thông điệp sâu sắc. Trẻ em Nhật Bản phải học những điều trên để thể hiện sự tôn trọng với văn hóa và truyền thống lâu đời của đất nước.

Học sinh ăn trưa cùng nhau trong lớp học

Nền giáo dục Nhật Bản luôn nỗ lực hết mình để đảm bảo trẻ em được ăn uống khỏe mạnh và có các bữa ăn đủ chất dinh dưỡng. Tại các trường công, bữa ăn luôn được chế biến theo những quy chuẩn về dinh dưỡng bởi các đầu bếp và chuyên gia dinh dưỡng. Học sinh sẽ ăn cùng nhau và với giáo viên. Nhờ vậy, khả năng gắn kết các học sinh trong lớp sẽ cao hơn nhiều.

Năm học mới bắt đầu vào tháng 4

Trong khi các trường trên toàn thế giới thường bắt đầu vào tháng 9 hoặc tháng 10 thì học sinh Nhật Bản tới trường vào tháng 4. Thời gian cho năm học mới cũng trùng với thời điểm hoa anh đào nở rộ trên khắp nước Nhật Bản. Đó chính là lý do người Nhật chọn thời điểm đó để bắt đầu một năm học mới, một bước tiến mới trong cuộc đời của học sinh.

Giáo dục tại Nhật cũng thật khác biệt đúng không nè. Nếu các bạn muốn tìm hiểu về khóa học tiếng Nhật, văn hóa Nhật Bản,... Hãy liên hệ ngay 

Tin liên quan