GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI NHẬT: HÀNH TRÌNH CHINH PHỤC VĂN HÓA VÀ XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ.

Nhật Bản - đất nước mặt trời mọc, không chỉ nổi tiếng với hoa anh đào, núi Phú Sĩ hay những món ăn truyền thống mà còn thu hút du khách du lịch bởi văn hóa độc đáo và con người lịch thiệp. Giao tiếp hiệu quả với người Nhật là chìa khóa để mở cánh cửa khám phá xứ sở này và xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp. Tuy nhiên, do sự khác biệt về văn hóa, phong tục tập quán, giao tiếp với người Nhật có thể gặp nhiều thử thách. Hiểu được điều này, Kiến Minh sẽ cung cấp cho bạn những lưu ý quan trọng để chinh phục nghệ thuật giao tiếp với người Nhật. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Kiến Minh nhé!

                                   

1. Quy tắc cúi chào:

Trong văn hóa giao tiếp truyền thống của Nhật Bản, các quy tắc và lễ nghi đóng vai trò vô cùng quan trọng, thể hiện sự tôn trọng và địa vị xã hội của mỗi cá nhân. Đặc biệt, nghi thức cúi chào là biểu hiện đầu tiên và mang tính then chốt trong mọi cuộc giao tiếp.

Người dưới chào người trên trước, theo quy tắc bất thành văn, "người dưới" luôn phải là người chủ động chào hỏi "người trên" trước. "Người trên" được hiểu là người lớn tuổi hơn, nam giới, thầy giáo, khách,...

Kiểu cúi chào phụ thuộc vào địa vị và mối quan hệ, người Nhật sử dụng ba kiểu cúi chào chính:

                                  

  • Saikeirei: Cúi chào sâu từ từ, thể hiện sự kính trọng cao độ. Thường được sử dụng trước bàn thờ, đền chùa, quốc kỳ hoặc khi gặp Thiên Hoàng.
  • Keirei: Thân mình cúi 20-30 độ và giữ nguyên trong 2-3 giây. Khi đang ngồi, đặt hai tay xuống sàn, úp lòng bàn tay, cách nhau 10-20cm và cúi đầu cách sàn 10-15cm. Sử dụng khi chào khách hàng, đối tác, người lớn hơn mình,....
  • Esaku: Thân và đầu chỉ hơi cúi khoảng 1 giây, hai tay để bên hông. Sử dụng khi chào hỏi với bạn bè, người có cùng cấp bậc với mình,..

Mặc dù chào hỏi nhiều lần trong ngày, nhưng chỉ lần đầu tiên mới cần cúi chào trang trọng. Những lần sau chỉ cần khẽ cúi chào.

2. Giao tiếp mắt

  • Tránh nhìn trực diện vào người đối thoại, thay vào đó hãy nhìn vào vật trung gian hoặc cúi đầu và nhìn sang bên.
  • Nhìn thẳng vào mắt được xem là thiếu lịch sự, khiếm nhã.

3. Cách nói chuyện

  • Nói chuyện nhẹ nhàng: Người Nhật thường nói chuyện nhẹ nhàng và lịch sự. Tránh nói to tiếng hoặc tỏ ra hung hăng.
  • Lắng nghe cẩn thận: Người Nhật đề cao sự lắng nghe và tôn trọng. Nên chú ý lắng nghe khi họ nói và thể hiện sự quan tâm bằng cách gật đầu hoặc thỉnh thoảng thốt lên những câu cảm thán như "hai", "naruhodo".
  • Tránh nói "không": Người Nhật thường ngại nói "không" trực tiếp vì có thể gây tổn thương đến người khác. Thay vào đó, họ sẽ sử dụng những cách diễn đạt uyển chuyển hơn để từ chối.

4. Gặp gỡ và trò chuyện

  • Xưng hô: Người Nhật rất coi trọng thứ bậc và địa vị trong xã hội. Nên sử dụng kính ngữ khi xưng hô với người lớn tuổi hoặc có chức vụ cao hơn. Sử dụng các từ như "san", "sama", "sensei" để thể hiện sự tôn kính.
  • Tránh xưng hô quá thân mật: Tránh gọi tên riêng của người Nhật, đặc biệt là khi mới gặp gỡ. Thay vào đó, nên sử dụng họ hoặc chức vụ của họ.
  • Tạo bầu không khí vui vẻ trong buổi gặp gỡ nhưng cần dừng đúng lúc.
  • Tránh đưa ra ý kiến lạc đề, thiếu thông tin hoặc hỏi về đời tư.

5. Sự im lặng

  • Người Nhật coi trọng hành động hơn lời nói.
  • Sử dụng sự im lặng để giao tiếp và suy nghĩ.
  • Người có vị trí cao thường ít nói và lời nói của họ mang tính quyết định.
  • Im lặng cũng là cách để tránh làm mất lòng người khác.

6. Nụ cười và tiếng cười

  • Không phải lúc nào nụ cười hay tiếng cười của người Nhật cũng thể hiện sự vui vẻ.
  • Có thể là biểu hiện của sự bối rối hoặc khó chịu.

7. Quà tặng

  • Gửi thiệp chúc mừng năm mới là phép tắc.
  • Tặng tiền thường bị xem là thô lỗ, trừ trong đám cưới hoặc năm mới.
  • Khi gọi ai đó, vẫy tay với lòng bàn tay hướng xuống và quạt các ngón tay.
  • Tránh cong ngón tay hoặc chỉ tay trực tiếp vào người khác.
  • Mở rộng bàn tay ngửa lên như bưng mâm và hướng về phía người đó khi muốn chỉ.

8. Đến nhà người khác

  • Cảm ơn và cởi bỏ áo khoác trước khi vào nhà.
  • Nếu là lần đầu đến thăm, chỉ nên ở lại không quá 30 phút.
  • Xin phép ra về khi thích hợp với câu nói "Tôi đã làm phiền ngài quá lâu, xin lượng thứ".
  • Cởi dép đi trong nhà và quay mũi dép vào trong phòng.
  • Cúi chào và cảm ơn chủ nhà khi ra về.

9. Giao tiếp giữa phụ nữ

  • Phụ nữ Nhật im lặng và nhìn đi chỗ khác khi nói chuyện với người ít quen biết.
  • Nhìn chăm chú có thể bị đánh giá là thiếu đứng đắn.
  • Ngôn ngữ cơ thể: Tránh nhìn trực tiếp vào mắt người đối diện vì điều này có thể được coi là khiếm nhã. Nên cúi đầu nhẹ khi chào hỏi hoặc thể hiện sự cảm ơn. Hạn chế khua tay quá mức hoặc có những cử chỉ quá phô trương.

Giao tiếp hiệu quả với người Nhật Bản là một hành trình thú vị nhưng cũng đầy thử thách. Kiến Minh hy vọng rằng những chia sẻ trong bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức và bí quyết hữu ích để chinh phục nghệ thuật giao tiếp với người Nhật. Hãy ghi nhớ những lưu ý quan trọng, áp dụng những mẹo hữu ích và không ngừng học hỏi để hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của bản thân. Kiến Minh bạn thành công trên hành trình chinh phục tiếng Nhật và giao tiếp hiệu quả với người Nhật Bản!

Tin liên quan