HƯỚNG DẪN CÁCH SỬ DỤNG KÍNH NGỮ TRONG TIẾNG NHẬT

Kính ngữ là một phần không thể thiếu trong tiếng Nhật, được sử dụng khá nhiều trong các trường hợp trang trọng như: viết thư, giao dịch mua hàng (mua hàng online, mua sắm tại các cửa hàng), phỏng vấn, trả lời điện thoại, …. Vậy kính  ngữ là gì? Cách sử dụng kính ngữ như thế nào? Cùng Kiến Minh khám phá nhé!

 1.      Kính ngữ(敬語) trong tiếng Nhật là gì?

          a. Định nghĩa

          Kính ngữ trong tiếng Nhật được gọi là敬語 (けいご), là cách nói thể hiện sự kính trọng của người nói (bậc dưới) với người nghe hoặc đối với người đang được nhắc đến (bậc trên).

          b. Cách dùng

  • Khi người nói ở vị trí thấp hơn về mặt tuổi tác hoặc địa vị xã hội thì sử dụng kính ngữ để biểu thị sự kính trọng của mình đối với người nghe có vị trí cao hơn mình.
  • Kính ngữ được dùng khi người nói có quan hệ không thân lắm với người nghe, ví dụ như mới gặp nhau lần đầu.
  • Còn được sử dụng trong quan hệ bên trong (うち) và quan hệ bên ngoài (そと): Khi người nói nói với người ngoài nhóm về người trong nhóm mình thì người bên trong nhóm này sẽ có vị trí tương đương với người nói cho dù người đang được nhắc tới có vị trí cao hơn hay thấp hơn. Trong trường hợp này không sử dụng kính ngữ như khi nói trực tiếp với người đó.

 

Thể lịch sự

Thể kính ngữ

Trong (うち)

Ngoài (そと)

Người trong gia đình mình

Người ngoài gia đình mình

Người trong cùng công ty, trường học hay trong nhóm của mình

Người ngoài công ty, trường học hay ngoài nhóm của mình

Người không quen biết

Người trong nước mình

Người nước ngoài

 

  1. Có 3 loại kính ngữ
  • Tôn kính ngữ (尊敬語): Được dùng khi người nói muốn thể hiện sự tôn trọng, đề cao hành động của người nghe hoặc người được đề cập đến. Tuyệt đối không sử dụng tôn kính ngữ cho bản thân hoặc người thuộc quan hệ bên trong trong trường hợp người nghe thuộc mối quan hệ bên ngoài.
  • Khiêm nhường ngữ (謙譲語): Thể hiện sự nhún nhường, khiêm tốn, hạ thấp bản thân của người nói mục đích nhằm thể hiện sự kính trọng đối với người nghe hoặc người đang được nhắc tới. Tuyệt đối không được sử dụng khiêm nhường ngữ khi nói về hành động của người nghe hay người đang được nhắc tới (trừ trường hợp đối với người thuộc mối quan hệ “trong”).
  • Thể lịch sự (丁寧語): thể hiện sự lịch sự, lễ phép nên phạm vi sử dụng khá rộng, có thể sử dụng với hầu hết các đối tượng.

 

c. Kính ngữ và kiểu của câu văn

Cách kính ngữ này thường xuất hiện khi người nói nói chuyện với người thân thiết của mình về một ai đó mà mình muốn dùng cách nói tôn kính để biểu thị sự kính trọng.

1.  部長は何時にいらっしゃる?     Mấy giờ trưởng phòng sẽ đến ?

2.  社長は会議かいぎの予定よていがご存ぞんじ?      Giám đốc đã biết lịch họp chưa ?

 

d. Tính nhất quán của việc sử dụng kính ngữ

Không chỉ dùng kính ngữ cho một bộ phận hay từ của câu mà nên dùng với tất cả các từ khác để đảm bảo tính nhất quán của việc dùng kính ngữ.

  1. 社長の奥様おくさまもご一緒いっしょに旅行に行かれます。

社長の奥様おくさまもご一緒いっしょに旅行にいっらしゃいます。Vợ của giám đốc cũng đi du lịch cùng.

 

  1. こちらにご住所じゅうしょをお書きください。

     Xin hãy điền địa chỉ vào đây.

2.       Cách chia thể kính ngữ trong tiếng Nhật

2.1. Dùng tiền tố「お」 ご」

Chữ  được thêm vào phía trước các danh từ, tính từ, phó từ như một tiền tố và có 2 cách đọc là「お」 ご」tùy theo loại từ nó được ghép cùng.

Tiền tố「お」「ご」được sử dụng hầu hết trong câu tôn kính ngữ.

Tiền tố「お」được dùng cho các từ thuần Nhật như: お茶、お国、お暇ひま、お忙しい、…

Tiền tố「ご」được dùng cho các từ có nguồn gốc từ Trung Quốc (thường có 2 chữ Hán) như: ご連絡れんらく、ご多忙中たぼうちゅう、ご意見いけん、ご家族かぞく、ご熱心ねっしん、…

Có những từ hợp đặc biệt có 2 âm Hán nhưng lại đi với「お」như: お仕事、お名前、お元気、お上手、お掃除そうじ、お邪魔じゃま、お洗濯せんたく、…

 

2.2. Động từ bị động

Động từ được chia dạng bị động cũng có thể được sử dụng làm động từ tôn kính, nhưng vẫn có ý nghĩa giống như động từ gốc ban đầu.

1.先生は教室に入りました。

     先生は教室に入られました。

Thầy giáo đã vào phòng học.

2.  部長はレポートを見ましたか。

     部長はレポートを見られましたか。

     Trưởng phòng đã xem báo cáo chưa ạ?

Chú ý:

Đây là dạng tôn kính ngữ đơn giản nhất, dùng được hầu hết với các động từ nhưng mức độ trang trọng không cao lắm.

Vì có sự tham gia của các động từ thể bị động nên khi dùng bạn phải cẩn thận cấu trúc câu để tránh dùng sai sang nghĩa bị động.

1.  部長はレポートを見られました。Trưởng phòng đã xem báo cáo.

2.  部長にレポートを見られました.  Tôi được trưởng phòng cho xem báo cáo.

Chú ý:

Có thể chuyển các động từ chỉ hành động sang thể bị động để thể hiện tôn kính ngữ, nhưng các động từ chỉ trạng thái như ある/いる thì không được.

 

2.3. お~になります

Cấu trúc      :         V ます+に なります

Cách nói này mang tính tôn kính cao hơn khi sử dụng động từ thể bị động.

Không dùng với động từ nhóm III và những động từ nhóm II có 1 âm tiết như 見る、寝る、出る、着る、…

Cả nam và nữ đều dùng được nhưng nữ giới thường sử dụng nhiều hơn.

  1. 社長は会議かいぎの予定よていをお決きめになりました。

Giám đốc đã quyết định lịch họp rồi.

  1. 部長はタバコをお吸すいになりません。

Trưởng phòng không hút thuốc.

Chú ý:

Khi bạn kết hợp お~になります và V てください thì có thể tạo thành mẫu câu dùng để đưa ra yêu cầu lịch sự. Cấu trúc đầy đủ sẽ là V ますになってください. Tuy nhiên vì cách nói này quá mức lịch sự nên trong đời sống hàng ngày, người ta sẽ sử dụng cấu trúc お~Vますください nhiều hơn.

 

2.4. Tôn kính ngữ đặc biệt

 

そんけいご

います

来ます

行きます

いらっしゃいます

おいでになります

言います

おっしゃいます

食べます

飲みます

召し上がります

見ます

ご覧になります

知っています

ご存じです

ご存じでいらっしゃいます

くれます

くださいます

します

なさいます

 

いらっしゃいます

     います/行きます/来ます chuyển sang dạng tôn kính là いらっしゃいます (có dạng nguyên thể là いらっしゃる) hoặc chuyển thành おいでになります.

1.  またいらっしゃってください。   Xin mời anh lần sau lại tới nhé!

2.  社長、来週のパーティーにいらっしゃいませんか。

     社長、来週のパーティーにおいでになりませんか。

     Giám đốc có tới bữa tiệc vào tuần sau không ạ?

Chú ý:

Cấu trúc ngữ pháp V ています, cũng có thể sử dụng いらっしゃいます thay thế cho います.

  1. 現在病気げんざいびょうきで治療ちりょうを受うけていらっしゃる方かたは医師いしに相談そうだんしてください。

            Những người hiện đang điều trị bệnh thì hãy trao đổi với bác sĩ.

     2.  日本語版にほんごばんは販売はんばいしていらっしゃいますか。

         Anh có bán bản tiếng Nhật không ạ?

 

おっしゃいます

     おっしゃいます là dạng tôn kính ngữ của động từ 言います.

1.  お名前は何とおっしゃいますか。Tên của ngài là gì ạ?

2.  すみませんが、おっしゃったことをもう1度繰り返してくださいませんか。

   Tôi xin lỗi, nhưng anh có thể lặp lại những điều đã nói một lần nữa được không ạ?

 

召し上がります

     Thay vì sử dụng động từ 食べます/飲みます, bạn sẽ sử dụng  召し上がります để thể hiện sự tôn kính đối với người khác.

1.  オバマ様さまはハノイのフォーを召めし上あがりました。

     Ông Obama đã thưởng thức món phở Hà Nội.

2.もう少し召めし上あがりませんか。

 Bạn có muốn dùng thêm chút nữa không?

 

ご覧になります

     Là dạng tôn kính ngữ của động từ 見ます.

  1. 首相しゅしょうさまと奥おくさまは展覧会てんらんかいで絵えをご覧らんになります。

 Ngài thủ tướng cùng phu nhân đi xem tranh ở triển lãm.

2.  課長、昨日はどの映画をご覧らんになりましたか。

    Hôm qua giám đốc đã xem phim gì thế ạ?

 

ご存じです

     Là dạng tôn kính ngữ của động từ 知ります.

1.  (あなたは)明日のスケジュールをご存ぞんじですか。

        Anh biết lịch trình ngày mai chứ?

2.  あなたは校長先生こうちょうせんせいの住所じゅうしょをご存ぞんじではありませんか。

     Anh/ chị có biết địa chỉ nhà thầy hiệu trưởng không ạ?

 

くださいます

     Là dạng tôn kính ngữ của động từ くれます, dạng nguyên thể là くださる.

     Cấu trúc Vてくれます có thể chuyển thành Vてくださいます.

1.  吉田よしだ先生が日本語を教えてくださいました。

    Cô Yoshida đã dạy tôi tiếng Nhật.

2.  時間があったら、私に写真を送おくってくださいませんか?

     Nếu có thời giờ, anh có thể gửi cho tôi bức ảnh này được không?

 

なさいます

     します ở dạng tôn kính ngữ là なさいます, động từ nguyên thể là なさる.

   Khi đổi các danh động từ nhóm III có dạng N + します sang dạng tôn kính ngữ bạn sẽ giữ nguyên phần danh từ và chuyển します thành なさいます.

1.  来週、部長はダナンへ出張しゅっちょうなさいます。

     Tuần sau, trưởng phòng sẽ đi công tác Đà Nẵng.

2.  続つづけてお取とり引ひきなさいますか。

     Quý khách có muốn tiếp tục thực hiện giao dịch không?

 

Chú ý:

Những động từ「いらっしゃいます」「なさいます」「くださいます」「おっしゃいます」là những động từ thuộc nhóm I nhưng khi chia sang thể khác lại biến đổi theo hàng「ら」.

1.  先生のおっしゃることを注意ちゅういして聞かなければなりません。

     Phải chú ý lắng nghe những điều thầy cô giáo nói.

2. A: 社長は会議室かいぎしつにいらっしゃっていますか。

     Giám đốc đang ở trong phòng họp à?

B: いいえ、いらっしゃらないと思います。

     Không, tôi nghĩ là không có.

 

  1. 2. お/ご~ください

Cấu trúc      :         お/ご Vますください

Ý nghĩa       :         Xin hãy  

Sử dụng để mờinhờ ai đó làm điều gì đó, thể hiện sự kính trọng với người được nhắc đến.

Động từ nhóm I và nhóm II: Vます + ください

Động từ nhóm III dạng “Kanji + します”: + Kanji + ください

1.  ここにお名前をお書きください。 Xin vui lòng viết tên vào đây.

2.  清算せいさんはカードでご利用りようください。 Khi thanh toán vui lòng sử dụng thẻ.

 

Chú ý:

Mẫu câu này không được dùng cho các động từ thuộc nhóm tôn kính ngữ đặc biệt ở trên, ngoại trừ:

「召し上がります」→「お召し上がってください」Xin mời dùng

「ご覧になります」→「ご覧ください」Xin mời xem

 

2.3. ~まして

Cấu trúc      :         V +まして

Cấu trúc này được sử dụng khi muốn biến đổi dạng V sang thể tôn kính ngữ để đảm bảo tính nhất quán khi sử dụng kính ngữ.

1.  呼よんでいただきましてありがとうございます。

     Cảm ơn anh đã gọi tôi.

2.  最近さいきん、野菜やさいの値段ねだんが高くなりまして、食料品代しょくりょうひんだいが増ふえました。

     Gần đây, giá rau tăng cao nên chi phí thực phẩm đã tăng lên.

 

  1. Khiêm nhường ngữ là gì?

Khiêm nhường ngữ trong tiếng Nhật được gọi là 謙譲語(けんじょうご).

Khiêm nhường ngữ thể hiện sự nhún mình, hạ mình khi nói về hành động của bản thân hoặc những người cùng một nhóm (うちのひと), qua đó thể hiện sự kính trọng với người nghe hay người được nhắc đến.

Đối tượng sử dụng:

Dùng khi muốn bộc lộ sự hạ mình xuống để bày tỏ sự kính trọng khi nói chuyện với người bề trên, người xa lạ, người đầu tiên gặp mặt.

Được sử dụng khi nói với người ngoài nhóm (そとのひと) về những người trong nhóm của mình (うちの人).

 

Chú ý:

Khi nói với người trên, bạn sử dụng tôn kính ngữ khi nói về hành vi, trạng thái hoặc những gì liên quan đến họ, và sử dụng khiêm nhường ngữ khi nói về chính bản thân mình.

 

  1. Cách chia thể khiêm nhường ngữ trong tiếng Nhật

4.1. V[ます]します (Động từ nhóm I, II)

Động từ nhóm I, II, thêm tiền tố trước động từ và thêm đuôi します thay cho ます.

Khi sử dụng, phải có đối tượng tiếp nhận hành vi (là người nghe hoặc người được nhắc đến), và người nói muốn bày tỏ sự kính trọng với đối tượng đó.

Không dùng cách này với các động từ mà thể ます có một âm tiết như 見ます、います、にます….

1.  私は部長ぶちょうに会議かいぎの資料しりょうをお送りします。

     Tôi gửi trưởng phòng tài liệu cuộc họp.

2.  私はライバル会社のマーケティング計画けいかくをお調べしました。

     Em đã tìm hiểu kế hoạch marketing của công ty đối thủ.

 

4.2. N します (Động từ nhóm III)

します/きます  chuyển sang khiêm nhường ngữ là いたしますまいります.

Với động từ nhóm III (trừ 来ますします), chỉ cần thêm tiền tố trước động từ.

Khi sử dụng dạng khiêm nhường ngữ này cần phải có đối tượng tiếp nhận hành vi (là người nghe hoặc người được nhắc đến), và người nói muốn bày tỏ sự kính trọng với đối tượng đó.

 

1.  店員てんいんがお客様きゃくさまをご案内あんないします。

     Nhân viên của nhà hàng sẽ hướng dẫn quý khách.

2.  今月の事業じぎょうレポートをご提出ていしゅつします。

     Tôi sẽ trình bày báo cáo kinh doanh tháng vừa rồi.

 

 

Chú ý: Lưu ý chung khi sử dụng khiêm nhường ngữ

Mẫu câu này được sử dụng khi người nói thực hiện hành động gì đó cho người nghe hay người được nhắc tới nên sẽ không dùng với trường hợp mà hành động của người nói không liên quan đến người nghe, người được nhắc tới.

     毎日、日本語をご勉強しています。  X

     毎日、日本語を勉強しています。   O

     Hàng ngày, tôi học tiếng Nhật.

Các động từ thường không sử dụng khiêm nhường ngữ: 勉強べんきょうします、実習じっしゅうします、結婚けっこんします...

Một số động từ tuy là nhóm III nhưng dùng thay cho để chuyển động từ thành khiêm nhường ngữ.

電話します       お電話します

洗濯せんたくします          お洗濯せんたくします

掃除そうじします              お掃除そうじします

約束やくそくします           お約束やくそくします

邪魔じゃまします              お邪魔じゃまします

 

4.3. Động từ khiêm nhường đặc biệt

Trong tiếng Nhật có nhiều từ bản thân nó đã mang ý nghĩa khiêm nhường và là dạng khiêm nhường ngữ đặc biệt của một số động từ thông thường.

Đối với những động từ khiêm nhường đặc biệt, có thể có hoặc không có đối tượng tiếp nhận hành động

 

 

Bảng tổng hợp các động từ khiêm nhường đặc biệt

Động từ

Khiêm nhường ngữ

行きます/来ます

参まいります

食べます/飲みます /もらいます

いただきます

います

おります

見ます

拝見はいけんします

       言います

申もうします

します

いたします

         聞きます/(うちへ)行きます

伺うかがいます

知っています

存ぞんじております

知りません

存ぞんじません

会います

お目めにかかります

 

 

(まい)ります

     Là khiêm nhường ngữ của động từ 行きます来ます.

1.  明日、8時に貴社きしゃへ参まいります。

     Ngày mai tôi sẽ tới quý công ty lúc 8h.

2.  明日、もう一度参まいります。

     Ngày mai tôi sẽ đến một lần nữa.

 

いただきます

     Là khiêm nhường ngữ của các động từ 食べます/飲ます /もらいます.

1.  私は先生にプレゼントをいただきます。

     Tôi nhận được quà từ thầy giáo.

2.  私に席を譲ゆずっていただいて、誠まことにありがとうございます。

     Rất cảm ơn bạn vì đã nhường ghế cho tôi.

 

おります

     Là khiêm nhường ngữ của động từ います.Vております」dùng để thay thếVています」khi muốn chuyển cấu trúc này sang khiêm nhường ngữ.

1.  私はご結婚けっこんしております。

     Tôi đã kết hôn.

2.  将来しょうらいは、歌手かしゅになりたいと思っております。

     Tương lai tôi muốn trở thành ca sĩ.

 

拝見(はいけん)します

     拝見はいけんします là khiêm nhường ngữ của động từ 見ます.

1.  お客様きゃくさまがご注文書ちゅうもんしょを拝見はいけんしましたが、あいにくお尋たずねの商品しょうひんは現在げんざい、在庫ざいこがありません。

     Tôi đã nhìn thấy đơn đặt hàng của quý khách, thật không may, sản phẩm quý khách hỏi hiện đang hết hàng.

 

(もう)します

     申します là dạng khiêm nhường ngữ của động từ 言います.

1.  私は Phươngと申もうします。

     Tôi là Phương.

 

いたします

     いたします là dạng khiêm nhường ngữ của động từ します.

1.  先生、私は宿題しゅくだいをいたしました。

     Thưa thầy, em đã làm bài tập về nhà.

2.  計画書けいかくしょを拝見はいけんいたしましたが、二、三訪たずねたい点がございますので、メールいたしました。

     Tôi đã xem qua bản kế hoạch nhưng vì còn một số điểm muốn hỏi nên tôi đã gửi mail.

 

 

(うかが)います

     伺うかがいます là khiêm nhường ngữ của động từ 聞きます.

     伺うかがいます còn là khiêm nhường ngữ của động từ 行きます.

1.  先生のお宅たくへ伺うかがいます。

     Chúng em sẽ đến nhà cô.

2.  私は来週御社らいしゅうおんしゃに伺うかがいます。

     Tôi sẽ tới quý công ty vào tuần sau.

 

(ぞん)じております

     存ぞんじます là khiêm nhường ngữ của 知ります.

     存ぞんじております là khiêm nhường ngữ của 知っています.

     存ぞんじません là khiêm nhường ngữ của 知りません.

1.  私は日程にっていが存ぞんじております。

     Tôi đã biết lịch trình.

2.  社長は日程にっていがご存ぞんじですか。

     Giám đốc đã biết lịch trình chưa ạ?

 

()にかかります

     Là khiêm nhường ngữ của động từ 会います.

1.  本日ほんじつお客様きゃくさまにお目めにかかりました。

     Hôm nay tôi đã đi gặp khách hàng.

2.  あなたにお目めにかかれてとても喜よろこんでおります。

     Tôi rất hạnh phúc khi được gặp bạn.

----------------------------------------------------------------

Tin liên quan