KANJI LÀ GÌ? CÁCH HỌC CHỮ KANJI TRONG TIẾNG NHẬT HIỆU QUẢ

Chữ Kanji (漢字) hay Hán tự là hệ thống chữ tượng hình có nguồn gốc từ Trung Quốc. Bên cạnh hai bảng chữ cái mềm Hiragana và chữ cứng Katakana, thì Kanji là phần không thể thiếu trong thành phần cấu tạo nên tiếng Nhật.

Các câu văn trong tiếng Nhật có kết hợp cả Hiragana, Katakana và cả Kanji tạo nên sự khác biệt giữa tiếng Nhật với tiếng Trung (tiếng Trung chỉ sử dụng toàn chữ Hán).  70% nội dung các bài báo, biển báo ở Nhật… dùng chữ Kanji.

Kanji có nguồn gốc từ đâu?

Kanji có nguồn gốc từ dân tộc Hán – Trung Quốc. Khỏang vài trăm năm sau sự ra đời, hệ thống chữ này bắt đầu được du nhập và ảnh hưởng tới Nhật Bản (khoảng thế kỉ thứ 5 sau Công Nghuyên ) – đất nước chưa có bộ chữ truyền thống riêng của mình.

Cùng với sự phát triển của lịch sử, ngôn ngữ đất nước mặt trời mọc có những sự thay đổi rất lớn. Mỗi chữ Kanji đều có vai trò riêng, có thể cấu tạo hoàn toàn từ hán hoặc từ hán kết hợp với chữ katakana và hiragana sẽ có ý nghĩa riêng. Bộ chữ Kanji có số lượng rất lớn với ý nghĩa và cách khác nhau hoàn toàn đó là lí do khiến Kanji quan trọng rất lớn.

Kanji có số lượng bao nhiêu?

Người Nhật được học khoảng hơn 1000 chữ trong chương trình giáo dục phổ thông. Lượng từ này sẽ được tăng lên theo thời gian, khi càng học cao càng nhiều chữ Hán cần phải học. Số lượng chữ Hán được quy định theo Hiệp Hội Văn Hóa Nhật Bản là 2136 ký tự. Nhưng số lượng từ này sẽ được tăng lên theo ngành nghề, chuyên môn khác nhau.

N5: 100 chữ Kanji

N4: 300 chữ Kanji

N3: 650 chữ Kanji

N2: 1000 chữ Kanji

N1: xấp xỉ 2000 chữ Kanji

Phân biệt âm On và âm Kun

Có nhiều cách hiểu và phân biệt khác nhau, nhưng để hiểu dễ thì bạn có thể hiểu như sau:

- Âm On được sử dụng khi 2 từ kanji ghép với nhau. Không hẳn 100% là như vậy nhưng có những trường hợp ngoại lệ. Hãy nhớ, âm On sử dụng khi 2 từ kanji ghép với nhau.

- Âm Kun được sử dụng ngay sau chữ kanji là một loạt chữ hiragana mà không phải là một chữ kanji đứng cạnh.

Ví dụ : : Có âm On là “こく” / Âm Kun là “つ”

告別:Trường hợp này 2 từ kanji đứng gần nhau, sẽ dùng âm On để ghép vào đọc . Và đọc là こくべつ

告げる:Trường hợp này sau nó là từ hiragana nên sẽ dùng âm Kun để ghép vào đọc. Và được đọc là つげる

Các phương pháp học Kanji hiểu quả

1. Chăm chỉ, cần cù

Kanji là hệ thống chữ tượng hình, khác xa hoàn toàn chữ abc alphabet bạn đã được học. Cách học Kanji đơn giản nhất là dùng trí tưởng tượng của mình, học đi học lại từng ngày, xem báo, xem tivi, xem phim, đọc bất cứ cái gì bạn có, mọi lúc mọi nơi đều nhớ tới,….

2. Học theo bộ thủ

Có 216 bộ thủ trong hệ thông Kanji, nên bạn phân chia thời gian rõ ràng để học từ những bộ đơn giản tới nâng sao.

  1. Học theo âm Hán Việt

Cách này dễ áp dụng cho người Việt học tiếng Nhật. Rất hay và dễ nhớ nữa.

Tổng hợp 155 bộ thủ cơ bản trong tiếng Nhật

  1.  

Nhất

số 1

Cổn

nét sổ

Chủ

điểm, chấm

Phiệt

nét sổ xiên

Ât

thứ 2

(can)

丿

  1.  

Quyết

nét sổ móc

Đầu

(không có nghĩa)

Nhân

đứng

người

Nhân nằm

người

Nhân đi

người

()

𠂉

  1.  

Quynh

đất hoang

Mịch

trùm lên

Băng

nước đá

Kỷ

ghế dựa

Khảm

há miệng

  1.  

Đao

con dao

Lực

sức mạnh

Bao

bao bọc

Chủy

cái thìa

Phương

tủ đựng

(刂)

  1.  

Bốc

xem bói

Tiết

đốt tre

Hán

vách đá

Tư, khư

riêng

Hựu

lần nữa

  1.  

Khẩu

miệng

Vi

vây quanh

Thổ

đất

kẻ sĩ

Truy

đến từ phía sau

  1.  

Tịch

đêm tối

Đại

to lớn

Nữ

con gái

Tử

đứa con

Miên

mái nhà

 

  1.  

Thốn

tấc

 

Tiểu

nhỏ

Thi

thi thể

Sơn

núi

Xuyên

sông

  1.  

Công

công việc

Kỷ

bản thân mình

Cân

cái khăn

 

Can

can dự

Yêu

nhỏ nhắn

  1.  

Nghiễm

mái che

Củng

chắp tay

Dẫn

bước dài

 

Dặc

chiếm lấy

Cung

cây cung

广

  1.  

đầu con nhím

Xích

bước chân trái

Tâm

tim,

tấm lòng

Qua

cây qua

(vũ khí)

Hộ

cửa một cánh

(忄)

  1.  

Thủ

tay

Chi

cành, nhánh

Phộc

đánh khẽ

Văn

văn chương

Đấu

cái đấu

(扌)

(攴)

  1.  

Cân

cái búa

Phương

vuông

Nhật

mặt trời, ban ngày

Mộc

cây, gỗ

Khiếm

khiếm khuyết

  1.  

Chỉ

dừng lại

 

Đãi

tệ hại

Thù

cái gậy

chớ, đừng

Tỷ

so sánh

  1.  

Mao

lông

Thị

họ

Khí

hơi nước

Thủy

nước

Hỏa

lửa

(氵)

(灬)

  1.  

Trảo

móng vuốt

Phụ

cha

Phiến

mảnh, miếng

Ngưu

con trâu

Khuyển

con chó

(牜)

(犭)

  1.  

Vương

vua

Huyền

đen huyền

Qua

quả dưa

Cam

ngọt

Sinh

sinh đẻ

  1.  

Dụng

sử dụng

Điền

ruộng

Nạch

bệnh tật

Bát

ngược lại

Bạch

màu trắng

  1.  

da

Mãnh

cái dĩa

Mục

mắt

Mâu

cây giáo

Thỉ

mũi tên

  1.  

Thạch

đá

Thị/

chị thị, thần đất

Hòa

cây lúa

Huyệt

hang lỗ

Lập

đứng

(礻)

  1.  

Trúc

tre trúc

Mễ

gạo

Mịch

sợi tơ nhỏ

Phẫu

đồ sành

Võng

cái lưới

  1.  

Dương

con dê

lông vũ

Lão

già

Nhĩ

Tai

Duật

cây bút

(耂)

  1.  

Nhục

thịt

Thần

bầy tôi

Tự

tự bản thân

Chí

đi đến, đạt đến

Thiệt

cái lưỡi

  1.  

Suyễn

sai lầm

Chu

chiếc thuyền

Cấn

quẻ cấn

Thảo

cỏ

Trùng

sâu bọ

  1.  

Huyết

máu

Y

cái áo

Kiến

xem

Giác

góc, sừng

Ngôn

nói

(衣)

  1.  

Cốc

thung lũng

Đậu

hạt đậu

Thỉ

con heo

Bối

con

Xích

màu đỏ

  1.  

Tẩu

chạy

Túc

chân,

đầy đủ

Thân

thân mình

Xa

chiếc xe

Tân

cay

  1.  

Thần

thìn

(12 chi)

Sước

lúc đi

lúc dừng

Phụ/Ấp

gò đất,

thái ấp

Dậu

dậu

(12 chi)

dặm, làng xóm

  1.  

Kim

kim loại, vàng

Trường

dài,

đứng đầu

Môn

cửa hai cánh

Đãi

kịp đến

Chuy

chim

đuôi ngắn

  1.  

mưa

Phi

không

Cách

da thú, cải cách

Vi

da thuộc

Hiệt

cái đầu

  1.  

Âm

âm thanh

Mã

con ngựa

Thực

ăn

Thủ

đầu

Hương

hương thơm

(飠)

 

4. Dùng flashcarh

Giống như cách học bảng chữ cái, học flascarh giúp bạn quen mặt chữ nhiều hơn bằng việc viết chữ Kanji cần học lên. Và có thể cầm đi bất kì đâu dễ dàng

  • Những lưu ý khi dùng Flashcards:

+ Bạn nên sử dụng cả 2 mặt của Flashcards một cách hợp lý, xem cả 2 mặt nhiều lần để nhớ thông tin.

+ Không đưa quá nhiều thông tin vào 1 tấm Flashcard.

+ Sử dụng minh họa: Vẽ hình minh họa hoặc cắt dán hình từ các tạp chí lên Flashcards. Flashcards càng thú vị thì bạn càng dễ nhớ hơn.

+ Luôn mang Flashcards bên mình: Hãy tạo thói quen ôn luyện hàng ngày như việc đánh răng hoặc đi tắm.

+ Thay đổi thứ tự các tấm Flashcards: Nên xáo trộn các tấm flashcard sau mỗi lần ôn tập. Nếu bạn luôn ghi nhớ thông tin theo 1 thứ tự sẽ khiến bạn khó có thể nhớ được thông tin khi nó ở trong 1 tình huống khác.

+ Đánh dấu Flashcards: Hãy đánh dấu các tấm flashcard đã được ghi nhớ, sau 2-3 lần đánh dấu, những tấm flashcard đó có thể được để sang một bên và ôn lại sau một thời gian dài hơn. Các flashcard chưa nhớ thì nên dành thời gian xem lại nhiều lần hơn.

5. Đặt mục tiêu mỗi ngày

Bạn đặt kế hoạch mỗi ngày học 5 từ, mỗi ngày đều luyện tạp cách đọc, cách viết, ý nghĩa của từng chữ.

6. Đọc sách, nghe tin tức

Đây cũng là cách học hiệu quả, bạn vừa nghe vừa học thêm từ mới. Có thể tiếp xúc Kanji qua cả mắt và tai, bạn sẽ học nhanh hơn đấy.

7. Viết, viết nữa, viết mãi

Viết là cách truyền thống mà bất cứ ngôn ngữ nào cũng có thể áp dụng được. Cách học này rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị cho mình một quyển vở (nên là vở ô ly) để luyện viết. Bạn nên viết đi viết lại nhiều lần chữ Kanji cần học, trong quá trình viết nên đọc to để tăng khả năng ghi nhớ.

Với phương pháp này bạn có thể  luyện được cách viết cũng như ghi nhớ được mặt chữ và nghĩa của chữ. Tuy nhiên cách học này không được khuyến khích với những bạn không có tính kiên nhẫn cao vì dễ gây nhàm chán.

Hi vọng những kiến thức ở trên sẽ giúp bạn thành công trên con đường của mình.

----------------------------------------------------------------

Tin liên quan