PHÁT ÂM TIẾNG NHẬT CHUẨN NHƯ NGƯỜI BẢN XỨ
Khi học một ngôn ngữ mới, điều quan trọng nhất là bạn phải phát âm chuẩn xác nhất trong giao tiếp. Hiện nay vấn đề thường gặp nhất đối với người Việt trong quá trình chinh phục ngôn ngữ mới chính là phát âm sai, nhất là với một ngôn ngữ khó như tiếng Nhật. Nguyên nhân chủ yếu là do mỗi người sẽ có một đặc điểm và thói quen phát âm khác nhau (cách đặt lưỡi, răng và cách bật hơi, ảnh hưởng vùng miền…). Những lỗi sai này lâu dần sẽ trở thành một thói quen khó bỏ. Muốn nói tiếng Nhật giỏi chuẩn bản xứ thì bạn cần phải tập phát âm đúng ngay từ đầu học tiếng Nhật.
- Chú ý theo dõi khẩu hình miệng.
Khi bạn đang tham gia một khóa học offline, nên chú ý theo dõi khẩu hình miệng, cách đặt lưỡi, đẩy hơi… của giáo viên trong các buổi học sau đó hãy cố gắng luyện tập theo, điều đó sẽ giúp bạn học được cách phát âm tiếng Nhật chuẩn.
Khi học offline đừng ngại ngần khi phát âm to và nhiều. Vì khi bạn phát âm to và phát âm nhiều, giáo viên sẽ biết bạn phát âm sai chỗ nào và chỉnh sửa từ đầu cho bạn. Điều đó sẽ giúp bạn phát âm tốt ngay từ khi mới bắt đầu học tiếng Nhật
- Nghe thật nhiều
Kiên trì nghe trong một thời gian dài, kĩ năng nghe và nói của bạn sẽ được cải thiện đáng kể. Hãy nghe và nhắc đi nhắc lại thật nhiều, vừa học cách phát âm vừa luyện nghe tiếng Nhật mang lại hiệu quả cao mà còn giúp bạn tiết kiệm thời gian.
Bạn có thể nghe tin tức, xem phim, nghe radio, nghe nhạc, truyền hình liên quan đến tiếng Nhật. Tất cả đều hỗ trợ tăng khả năng nghe của mình từ nhiều vùng miền khác nhau của Nhật Bản.
- Thực hành thật nhiều.
Khi thực hành nhiều sẽ giúp bạn hình thành được phản xạ tự nhiên và những lỗi phát âm sai mà bạn còn mắc phải. Việc nói chuyện với bạn bè bằng tiếng Nhật hay tận dụng trong những buổi học sẽ giúp bạn tiến bộ rất nhiều giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp tiếng Nhật với mọi người mà không còn sợ bị nói sai.
- Luyện phát âm
Khi nói tiếng Việt thì âm thanh sẽ được tạo ra từ cổ họng nên phát âm nghe khá “nặng” và nhấn mạnh từ nhiều trong khi tiếng Nhật âm phát ra hầu hết từ vòng miệng thường nhẹ hơn.
Ví dụ: ni thì bạn phát âm ở vòm miệng, còn ní thì bạn cần sử dụng cả cổ họng nữa, bằng cách mở rồi đóng khí. Đó chính là phát âm cổ họng.
Cách đọc chữ つ “tsu”: Áp lưỡi lên sát vòm trên và đầu lưỡi sát kẽ răng để cho không khí rít qua kẽ răng.
Để phát âm tiếng Nhật chuẩn thì bạn phải hiểu được cái cốt lõi và cấu hình tạo nên các âm trong ngôn ngữ của người Nhật thông qua vòm miệng như thế nào.
-Trong tiếng Việt: Phát âm vòm miệng và cổ họng, tức là âm thanh được tạo ra tại cả cổ họng .
-Trong tiếng Nhật: âm phát ra hầu hết là từ vòm miệng
Chú ý: Phát âm vòm miệng có nghĩa là không khí sẽ đi qua cổ họng, nhưng không dùng cổ họng vào việc phát âm. Nhưng dùng vòm miệng để phát âm sẽ tạo ra giọng điệu nói khá nhẹ nhàng, uyển chuyển.
Những lỗi sai thường gặp khi phát âm tiếng Nhật
Chữ cái |
Phiên âm |
Cách người Nhật phát âm |
し |
Shi |
Khép hai răng lại và bật hơi chữ shi, tránh nhầm với chữ si |
た; と |
Ta; to |
Phiên âm là ta; to nhưng thực tế người Nhật thường phát âm là tha; tho |
つ |
Tsu |
Khép hai răng lại, đưa lưỡi chạm vào hàm trên và bật hơi ra, tránh nhầm với chữ su |
ふ |
Fu |
Phiên âm là fu nhưng khi phát âm thì dường như là một nửa chữ fu một nửa chữ hư |
ら;り;る;れ;ろ |
Ra; ri; ru; re; ro |
Mặc dù được phiên âm là chữ r nhưng các chữ cái trong hàng ra được người nhật phát âm gần với chữ l hơn |
MỘT SỐ ÂM TRONG TIẾNG NHẬT
Trường âm
Trường âm là âm đọc kéo dài và có giá trị bằng một phách kéo dài nguyên âm trước nó.
- Trường âm của hàng あlà あ. Ví dụ: お母さん (okaasan);おばさん(obaasan).
- Trường âm của hàng い là い. Ví dụ: おじいさん (ojiisan);おにいさん(oniisan).
- Trường âm của hàngう làう . Ví dụ: 空気(kuuki);ゆうべ(yuube)
- Trường âm của hàng え làい . Ví dụ: 時計(tokei);せんせい(sensei).
Chú ý: chữ i được phát âm thành ê. Ví dụ: tokee; sensee
- Trường âm của hàngお làう . Ví dụ: おとおさん;こうえん
Âm “u” khi là trường âm của “o” cũng sẽ được phát âm như một âm “o”
Trong Katakana, trường âm sẽ được kí hiệu bằng một dấu gạch ngang.
Âm ngắt
Âm ngắt trong tiếng Nhật được kí hiệu là chữ tsu nhỏ. Khi phát âm sẽ được đọc bằng cách gấp đôi chữ cái đầu tiên của phiên âm romaji của chữ cái ngay sau âm ngắt.
Ví dụ: ざっし;けっこん;きって
Âm mũi (ん)
ん có 3 cách đọc: n; m và ng tùy vào từng trường hợp.
- Được đọc là m khi đứng trước các phụ âm p; b; m.
Ví dụ: empitsu (bút chì); memma (măng); sambyaku (300)
- Được đọc là ng khi đứng trước các phụ âm k ; w ; g.
Ví dụ: kongkai (lần tới); konggetsu (tháng tới)
- Các trường hợp còn lại hầu như đọc là n
Ví dụ : konnichiwa (chào buổi chiều); nanichi (ngày bao nhiêu)
Cách đọc âm “n”
Âm “n” (ん) đứng cuối âm khác để tạo thành âm “n”, ví dụ たん => “tan”. Được đọc giống như âm “n” của tiếng Việt. Nếu đứng trước âm tiếp theo là hàng “M”, “B”, hay “P” thì phải đọc thành “M” dù vẫn viết là “ん”.
- さんま sanma (cá thu đao) => Không đọc “san ma” mà là “sam ma”, khi viết cũng nên viết thành “samma” cho đúng cách đọc
- 日本橋 nihonbashi (cầu Nhật Bản) => Đọc là “ni hôm bà shi” thay vì “ni hôn bà shi”; Khi viết romaji nên viết là “nihombashi”
- 散歩 sanpo (tản bộ, đi dạo) => Đọc là “sam pô”, viết romaji nên viết là “sampo”
Nếu âm “ん” đứng riêng và đọc như đọc một chữ cái thì đọc là “un” hay là “ưn/ưng”. Thường các ca sỹ khi hát thì sẽ đọc rõ từng chữ cái, ví dụ “たん” (tan) sẽ hát thành “ta ưn”.
Phát âm trợ từ
Trợ từ は (đứng sau chủ đề và trước hành động) và へ (đi tới đâu, tới đâu) sẽ không phát âm là “ha” và “hê” như thông thường mà sẽ là “wa” (đọc: GOA) và “e” (đọc: Ê) giống như わ và え.
Trợ từ を (đứng sau để chỉ đối tượng bị tác động) dù viết romaji là “wo” nhưng không đọc “ua” mà đọc là “Ô” giống như お.
Ví dụ “Xin chào” thực ra phải viết là 今日は (こんにちは) chứ không phải là こんにちわ như nhiều người Nhật vẫn viết sai. Chào buổi tối “Kombanwa” cũng vậy, phải là こんばんは chứ không phải こんばんわ.
Các âm ghép
- きゃ kya きゅ kyu きょ kyo
- にゃ nya にゅ nyu にょ nyo
- ひゃ hya ひゅ hyu ひょ hyo
- みゃ mya みゅ myu みょ myo
- りゃ rya りゅ ryu りょ ryo
Và các âm đục:
- ぎゃ gya ぎゅ gyu ぎょ gyo
- びゃ bya びゅ byu びょ byo
- ぴゃ pya ぴゅ pyu ぴょ pyo
Đọc đúng như âm romaji. Ví dụ “myo” đọc là “myô” hay “miô” như tiếng Việt nhưng liền với nhau.
Các âm gió dưới đây thì sẽ đọc hơi khác:
- しゃ sha しゅ shu しょ sho: Đọc như “sha”, “shu”, “shô” có âm gió, tức là áp lưỡi lên thành trên của miệng để đọc âm lai giữa (sha + shi’a)/2, (shu + shi’u)/2, (shô + shi’ô)/2.
- ちゃ cha ちゅ chu ちょ cho: Đươc đọc như “cha”, “chu”, “chô”
Âm đục:
- じゃ ja じゅ ju じょ jo: Được đọc như “ja” (gia), “ju” (giu), “jô” (giô)
- ぢゃ (ja) ぢゅ (ju) ぢょ (jo): thường dùng “じゃ ja - じゅ ju - じょ jo” thay thế và cách đọc cũng giống.
Các âm gió này cũng có thể viết theo:
ja => zya, cha => cya, sha => sya, ju = zyu, v.v…
PHÁT ÂM TIẾNG NHẬT VÀ CÁCH GHI ROMAJI
Nguyên âm
“A I U E O” (あいうえお) là các cách phát âm chữ cái cơ bản nhất trong tiếng Nhật.
- A: Giống “A” tiếng Việt
- I: Giống “I” tiếng Việt
- U: Giống “Ư” tiếng Việt. Không giống “U” trong tiếng Việt.
- E: Giống “Ê” tiếng Việt. Không phải là “E” tiếng Việt.
- O: Giống “Ô” tiếng Việt. Không giống “O” tiếng Việt.
Khi đọc cả cụm “あいうえお” thì do tiếng Nhật có thanh điệu nên không đọc là “a i ư ê ô” mà sẽ được đọc thành là “à i ư ề ộ”.
Phụ âm
- Hàng “ka” (かきくけこ): Phát âm như “ca ki cư kê cô” tiếng Việt.
- Hàng “sa” (さしすせそ): Như “sa shi sư sê sô”. Riêng chữ “shi し” bạn không phát âm như “si” của tiếng Việt (chỉ có đầu lưỡi chạm kẽ hai hàm răng) mà bạn phải phát âm nhiều âm gió là “shi” (áp cả lưỡi lên thành trên của miệng để tạo khe hẹp nhằm tạo ra âm gió). Hàng này có âm “shi” là bạn phải chú ý phát âm sao cho nhiều âm gió nhất có thể
- Hàng “ta” (たちつてと = ta chi tsu te to): “ta te to” thì phát âm như “TA TÊ TÔ” tiếng Việt, “chi” thì như “CHI”. Riêng “tsu” thì phát âm gần như “chư” tiếng Việt nhưng có đôi chỗ khác: Hàng “na” (なにぬねの): Không có gì đặc biệt, phát âm là “na ni nư nê nô”.
- Hàng “ma” (まみむめも): Không có gì đặc biệt => “ma mi mư mê mô”.
- Hàng “ra” (らりるれろ): Phát âm như “ra ri rư rê rô” nhưng nhẹ nhàng hơn, giống như lai giữa “ra” và “la”. Nếu bạn phát âm “ra” theo kiểu tiếng Việt thì người Nhật nghe sẽ không hiểu được. Còn nếu bạn phát âm là “la” thì người Nhật sẽ hiểu được. Bạn phải học cách phát âm nhẹ nhàng lai giữa “ra” và “la”.
- Hàng “wa wo” (わを): Phát âm như “OA” và “Ô”. Mặc dù “wo を” phát âm giống “o お” nhưng khi viết romaji vẫn viết là “wo” (không được phát âm là “ua”).
- Hàng “ya yu yo”: Phát âm là “ya” (ia), “yu” (iu), “yô” (iô). Chú ý là phát âm “y” rõ và liền với âm sau, không phát âm thành “da”, “du”, “dô” hay “gia”, “giu”, “giô”.
Các âm đục
- Hàng “ga” (がぎぐげご): Như “ga ghi gư gê gô” tuy nhiên những người lớn tuổi thông thường giọng khá yếu nên sẽ phát âm nhầm: “ng” thành ra “nga nghi ngư nghê ngô”
- Hàng “za” (ざじずぜぞ): Như “za ji zư zê zô”, “ji” phát âm với âm gió (không phải “di” Việt Nam mà áp lưỡi lên thành trên của miệng để tạo âm gió). じ và ぢ (hàng “đa”) phát âm giống nhau. ず và づ phát âm giống nhau.
- Hàng “đa” (だぢづでど): Giống “đa, ji, zư, đê, đô” (“ji” phát âm có âm gió). Để gõ đượcぢづ bạn gõ “di”, “du”.
- Hàng “ba” (ばびぶべぼ): Giống “ba bi bư bê bô”
- Hàng “pa” (ぱぴぷぺぽ): Giống “pa pi pư pê pô”
Cách đọc âm lặp (“tsu” nhỏ)
Âm lặp là sự lặp lại phụ âm tiếp theo chữ “tsu” nhỏ (“tsu” nhỏ dùng để ký hiệu âm lặp).
“tsu” nhỏ: っ; “tsu” bình thường: つ
Ví dụ: 切手 = きって = kitte = con tem; để viết âm lặp này chỉ cần gõ 2 lần phụ âm tiếp theo, ví dụ “kitte” sẽ gõ là “K + I + T + T+ E”, “発生 = はっせい = hassei” sẽ gõ là “h a s s e i”.
Âm lặp này phải ngắt ở vị trí của “tsu” nhỏ, giống như khoảng lặng của dấu nặng trong tiếng Việt.
- 切手 = きって = kitte (Tem): Phát âm là “kịt tê” thay vì “kít tê” nếu không người Nhật sẽ không hiểu
- 発生 = はっせい = hassei (Phát sinh): Phát âm là “hạt sê” thay vì “hát sê”
- 日光 = にっこう = nikkou (Nhật Quang): Phát âm “nịch cô” thay vì “ních cô”
=> Lưu ý: Khoảng lặng giống dấu nặng tiếng Việt.
Ghi chú: Nếu phát âm “kít tê” hay “hát sê” thì có thể người Nhật sẽ nghe nhầm thành “きて” hay “はせい”.
Cách đọc âm dài – âm ngắn
Âm ngắn “~e” có âm dài là “~ei”, ví dụ せ => せい.
Âm ngắn “~o” có âm dài là “~ou”, ví dụ ちょ => ちょう, そ => そう.
Cách đọc:
- Viết “~ei” nhưng đọc là “~ê” thay vì “ê-i” hay “ây”.
- Viết “~ou” nhưng đọc là “~ô” thay vì “ô-ư”.
- 先生 = せんせい = sensei đọc là “sen sê” (chứ không phải “sen sây”).
延長 = えんちょう = enchou (kéo dài) đọc là “en chồ” chứ không phải “en châu”.
Phát âm có trọng âm:
Âm dài và âm ngắn nếu đi với nhau sẽ phải nói có trọng âm để phân biệt:
- 住所 = じゅうしょ = juusho (địa chỉ, kanji: trụ sở): Âm dài “juu” đi với âm ngắn “sho” đọc như là “JÚ shồ” với trọng âm ở “JU”.
- 授業 = じゅぎょう = jugyou (tiết học, kanji: thụ nghiệp): Âm ngắn “ju” đi với âm dài “gyou” đọc như là “jụ gyô” với âm “ju” như có dấu nặng tiếng Việt (“jụ gyô” hay “jù gyô”).
- ラーメン = raamen (mỳ Nhật, mỳ ramen): Âm “raa” dài nên đọc là “RÁ mèn” với trọng âm ở “raa”.
Một số cách đọc: hito, gakusei
Nhiều người đọc “hito” (人 = người) thành “khi tô” thay vì “hi tô”, đọc “gakusei (学生 = がくせい = học sinh)” thành “gạc sê” thay vì “ga cư sê”. Vì đây là cách đọc rất thông dụng (“khi tô” và “gạc sê”) nên nếu bạn đọc khác đi thì sẽ ít người hiểu.
Nhiều người đọc không rõ ràng cũng đọc âm “tsu” (ch’ư) thành âm “su” (xư) ví dụ như 理屈 = りくつ = rikutsu (lý luận) thành “ri-kư xư” thay vì đúng là “ri-kư ch’ư”.
Ngữ Điệu Tiếng Nhật
Ngữ điệu tiếng Nhật được chia làm 3 phần ngữ điệu của từ, của cụm từ và của câu:
Ngữ điệu của từ
Ví dụ: 橋(はし — cây cầu) và 箸(はし — đũa)
Cụ thể: 橋=_ ̄ và箸= ̄_
Ngữ điệu của cụm từ
Cụm từ tiếng Nhật hầu như đều phát âm như ngọn núi (thấp giọng lên cao rồi xuống từ từ) vì thế khi ghép từ thành cụm từ thì ngữ âm sẽ bị thay đổi. Ví dụ 企業 (công ty, ngữ điệu là  ̄_ ) nếu đọc thành _ ̄ thì lại có nghĩa là khởi nghiệp.
Khi ghép với từ ファイナンス có ngữ điệu là _ ̄_ thành 企業ファイナンス thì ngữ điệu của cả cụm từ lại thành _ ̄  ̄  ̄_ lúc này từ 企業 với nghĩa công ty lại được đọc với ngữ điệu _ ̄ khác với khi đứng 1 mình đọc là  ̄_
Ngữ điệu của câu
Ngữ điệu của câu thì theo ngữ điệu của từ, cụm từ cấu tạo nên tương đối phức tạp. Bạn nên để ý người Nhật nói như thế nào, ngắt câu ở đâu, ngữ điệu lên xuống như thế nào và bắt chước theo.
Để có thể nói đúng theo ngữ điệu của người bản xứ các bạn có thể xem phim, nghe hài kịch, các chương trình talkshow của Nhật Bản. Sau đó, tập nói theo giọng điệu của họ. Ngoài ra, bạn có thể xem trên nền tảng Youtube những video bài giảng tiếng Nhật hoặc nghe các đoạn hội thoại ngắn giữa các nhân vật người Nhật sẽ giúp bạn mau chóng nắm bắt được cách phát âm lên xuống đúng ngữ điệu của họ.
Cuối cùng bạn hãy nhớ mỗi ngày nên dành ra từ 30 phút đến 1 giờ để nghe và tập nói nhé, chắc chắn rằng chỉ trong thời gian không xa trình độ giao tiếp của bạn sẽ cải thiện. Vì công cuộc nói hay như người bản xứ hãy bắt đầu học ngay hôm nay bạn nhé.
Trên đây là một số phương pháp giúp bạn phát âm chuẩn như người bản xứ. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trên con đường chinh phục tiếng Nhật.
----------------------------------------------------------------