QUY TẮC BIẾN ÂM TRONG TIẾNG NHẬT
I. TẠI SAO CÓ BIẾN ÂM TRONG TIẾNG NHẬT?
Bạn có bao giờ thắc mắc “tại sao tiếng Nhật lại biến âm như vậy” không?
=>Mục đích chính là để dễ đọc và tránh nói nhầm.
Ví dụ chữ 賃金 nếu nói nguyên là “chinkin” thì rất khó phát âm còn nói là “chingin” thì sẽ dễ phát âm hơn. Các âm đục bao giờ cũng dễ phát âm hơn các âm trong, ví dụ “sorezore” dễ phát âm hơn “sore sore”.
II. MỘT SỐ QUY TẮC BIẾN ÂM TRONG TIẾNG NHẬT
2.1. Âm đục trong tiếng Nhật 「連濁 (れんだく)」
Khi các từ đơn đi liền nhau khi tạo thành âm kép thì chữ đầu tiên của đơn từ đứng sau thuộc hàng か, さ, た, は sẽ biến thành âm đục.
Cách nhận biết âm đục rất đơn giản, âm đục có cách viết giống với đơn từ ban đầu chỉ thêm dấu nháy (tenten) ký hiệu bên trên.
Hàng |
Các chữ trong hàng |
Âm đục |
か |
か き く け こ |
が ぎ ぐ げ ご |
さ |
さ し す せ そ |
ざ じ ず ぜ ぞ |
た |
た ち つ て と |
だ じ ず で ど |
は |
は ひ ふ へ ほ |
ば び ぶ べ ぼ |
Ví dụ:
日 hi + 日 hi = 日々 hibi (ngày ngày)
近頃 chika + koro = chikagoro (dạo này)
2.2. Các trường hợp ngoại lệ không tạo nên âm đục
a/ Hán tự, từ ngoại lai 「漢語、外来語」
Với Hán tự và từ ngoại lai thì âm đục rất ít khi xảy ra.
b/ Động từ ghép 「複合動詞」
Ví dụ: 乗る(noru) + 込む (komu) = 乗り込む (norikomu) lên tàu, xe
大勢で一緒に電車に乗り込む。たいせいでいっしょにでんしゃにのりこむ。 Đám đông cùng chen lên tàu.
c/ Quy tắc Lyman 「ライマンの法則」
Quy tắc Lyman: “Trường hợp đã có âm đục ở từ phía sau thì sẽ không xảy ra biến âm đục”
Ví dụ: 「はる(春)」 + 「かぜ(風)」 → はるかぜ (chứ không phải là はるがぜ)
Ngoại lệ: 「縄」nawa (dây) +「梯子 」hashigo (thang) =「縄梯子」nawabashigo (thang dây). Mặc dù chữ 「梯子 」Hashigo đã có âm đục, nhưng vẫn xuất hiện biến âm đục khi kết hợp từ.
2.3. Bán âm đục「半濁音化(はんだくおんか)」
+ Là hiện tượng biến âm は thành ぱ. Đó là các âm「ぱ・ぴ・ぷ・ぺ・ぽ・ぴゃ・ぴゅ・ぴぇ・ぴょ」. Biểu tượng chấm tròn ” ゜” (maru) gắn liền với âm thanh nửa chừng được gọi là điểm bán giọng nói.
Ví dụ:絶品「ぜつ」+「ひん」=ぜっぴん tuyệt tác
審判「しん」+「はん」=しんぱん trọng tài
2.4. Biến âm (thay thế nguyên âm)「転音(母音交替)」
+ Là hiện tượng biến âm trong tiếng Nhật mà nguyên âm đi sau của từ đứng trước bị thay thế.
Ví dụ: 「あめ(雨)ame」(Từ đứng trước) +「かさ(傘)kasa」(Từ đứng sau)=「あまがさ(雨傘)amagasa 」ô che mưa(め→ま)
酒樽「さけ」+「たる」=「さかだる」thùng rượu(さ「け」→さ「か」)
2.5. Hòa âm「音便(おんびん)」
+ Là hiện tượng âm trong từ đơn biến đổi thành chữ イ(hòa âm i), ウ (hòa âm u), ッ(xúc âm– tsu nhỏ), ン (âm ん) để từ nghe êm tai hơn.
Hòa âm イ: Các âm cuối của từ 「キ」「ギ」「シ」biến thành âm 「イ」
Ví dụ:「書き」+「て」=「書いて」(き→い)
Hòa âm ウ: Các âm cuối của các từ như 「く」「ぐ」「ひ」「び」「み」biến thành âm 「ウ」
Ví dụ: 「白く」+「ございます」=「白うございます」(く→う)
Hòa âm ッ: Xúc âm xuất hiện khi có sự kết hợp giữa 1 bộ từ mà bộ phận đi sau chứa các âm 「チ」「い」「リ」 với thể liên kết 「テ」「タ」「タリ」.
Ví dụ:「立ち」+「て」=立って(ち→っ)
Hòa âm ン: Xuất hiện khi có sự kết hợp giữa 1 từ mà bộ phận đi sau chứa các âm「ニ」「ミ」「ビ」với thể liên kết 「デ」「ダ」「ダリ」.
Ví dụ:「死に」+「て」→死んで(に→ん)
2.6. Thêm âm vị「音韻添加(おんいんてんか)」
– Là hiện tượng âm không có nguồn gốc được thêm vào từ.
Ví dụ:
「春(はる)haru」+「雨(あめ)ame」=「春雨harusame(はるさめ)」mưa xuân.(「s」là âm vị được thêm vào)
2.7. Mất âm vị「音韻脱落(おんいんだつらく)」
– Là hiện tượng âm gốc có sẵn bị biến mất khỏi âm hợp thành.
Ví dụ: 裸足「裸(はだか)hadaka」+「足(あし)ashi」=「裸足(はだし)hadashi」chân trần(âm「ka」bị biến mất)
2.8. Nối thanh「連声(れんじょう)」
– Là hiện tượng âm của từ đứng sau thay đổi thành âm của hàng な, ま, た. Phát sinh trong trường hợp âm của từ đứng trước là 「ン」「チ」「ツ」và âm của từ đứng sau là hàng あ, や, わ.
Ví dụ:「因(いん)in 」+「縁 (えん) en 」=「因縁 (いんねん) innen」nhân duyên.
「反 (はん) han 」+「応 (おう) ou」=「反応 (はんのう) hannou」phản ứng.
2.9. Một số quy tắc biến âm khác trong tiếng Nhật
a/ Hàng か nếu được tiếp nối với 1 âm hàng か tiếp thì biến thành âm lặp (tsu nhỏ)
Ví dụ: 国旗 (quốc kỳ) koku + ki = kokki (こっき) chứ không thành kokuki (こくき)
b/ Hàng は đi theo sau chữ つ (tsu) thì つ sẽ biến thành âm lặp (tsu nhỏ) còn hàng は thành hàng ぱ.
Ví dụ: 活発(かつ+はつ)=かっぱつ, (katsu + hatsu = kappatsu) hoạt bát
Hàng は đi sau âm lặp (tsu nhỏ) thì thành hàng ぱ.
Ví dụ: つけっぱなし
c/ Hàng は đi sau ん (n) thì thành hàng ぱ (phần lớn) hoặc hàng ば (ít hơn).
Ví dụ: 根本=こんぽん, kon + hon = kompon (căn bản)
d/ Hàng か đi sau ん (n) thì thành hàng が
Ví dụ: 賃金=ちんぎん
e/ Âm ん (n) trước hàng ぱ hay ば hay hàng ま thì sẽ đọc là “m” thay vì “n”.
Ví dụ: がんばって : gambatte
日本橋 (にほんばし): nihombashi
根本 (こんぽん): kompon
III. BIẾN ÂM NÂNG CAO
3.1. Trường hợp 1
Nếu âm kana phía sau cùng của chữ Kanji đầu tiên là「つ」, âm kana đầu tiên của chữ Kanji thứ 2 hàng「か/さ/た/は」thì âm 「つ」sẽ phải biến âm thành「っ」- tsu nhỏ.
Và hàng「は」cũng phải biến âm thành hàng 「ぱ」.
Ví dụ: 失「しつ」+格「かく」 – 失格「しっかく」 (thi) trượt
発「はつ」+掘「くつ」 – 発掘「はっくつ」 khai quật
喝「かつ」+采「さい」 – 喝采「かっさい」 cổ vũ
発「はつ」+達「たつ」 – 発達「はったつ」 phát đạt, phát triển
決「けつ」+定「てい」 – 決定「けってい」 quyết định
3.2. Trường hợp 2
Nếu âm kana sau cùng của chữ Kanji thứ nhất là「く」, âm kana đầu tiên của chữ Kanji thứ 2 là hàng「か」thì 「く」sẽ biến âm thành âm「っ」- tsu nhỏ.
Ví dụ: 国「こく」+家「か」 – 国家「こっか」 quốc gia
借「しゃく」+金「きん」 – 借金「しゃっきん」 tiền nợ
3.3. Trường hợp 3
Nếu âm kana sau cùng của chữ Kanji thứ nhất là「ん」, âm kana đầu tiên của âm tiết thứ 2 là hàng「は」thì hàng 「は」sẽ biến âm thành hàng 「ぱ」.
Ví dụ:
心「しん」+配「はい」 – 心配「しんぱい」 lo lắng
満「まん」+腹「ふく」 – 満腹「まんぷく」 no nê
文「ぶん」+法「ほう」 – 文法「ぶんぽう」 ngữ pháp
IV. QUY TẮC PHÁT ÂM ON TRONG KANJI
4.1. Khi có 2 âm bật hơi kết hợp với nhau.
(Âm bật hơi là các âm bật môi mạnh, đó là các âm bắt đầu bằng p, t, k, ch, s, sh).
– Khi có 2 âm bật hơi kết hợp với nhau thì sẽ chuyển âm bật hơi phía trước thành “っ” – tsu nhỏ.
Ví dụ: 学(がく)+ 校(こう)→ 学校(がっこう) trường học
4.2. Sau âm bật hơi biến thành “っ”, âm bật hơi hàng は biến thành bán đục.
(âm bán đục hàng は biến thành hàng ぱ)
Ví dụ: 失(しつ)+ 敗(はい)→ 失敗(しっぱい) thất bại
4.3. Đuôi kết thúc của từ Kanji phía trước là ん
Lúc này, âm Kanji phía sau nếu là hàng は sẽ biến thành hàng ぱ, có một số ít cũng biến thành hàng ば.
Ví dụ: 心(しん)+ 配(はい) → 心配(しんぱい) lo lắng
V. QUY TẮC PHÁT ÂM KUN TRONG KANJI
5.1. Hàng か, さ, た, は
Nếu từ đơn bắt đầu bằng âm bật hơi, tiếp ngay phía sau từ khác sẽ phát sinh hóa đục.
Ví dụ: 物(もの) + 語り(かたり)→ 物語(ものがたり) truyện cổ tích
鼻(はな) + 血(ち) → 鼻血(はなぢ) máu mũi
*** Trường hợp ngoại lệ
a/ Khi bản thân âm KUN không có chứa âm đục, không phát sinh hóa đục.
Ví dụ: 紙屑(かむくず) giấy bỏ
大風(おおかぜ) gió lớn
b/ Động từ + Động từ, hoặc Động từ + Tân ngữ không phát sinh hóa đục
Ví dụ: 読み書き(よみかき) đọc và viết
飯炊き(めしたき) nấu nướng
5.2. Từ sau cùng của Kanji thứ 1 là hàng え
Lúc này biến thành hàng あ trong từ ghép.
Ví dụ: 雨(あめ) + 水(みず) → 雨水(あまみず) nước mưa
稲(いね) + 光(ひかり) → 稲光(いなびかり) tia chớp, sấm sét
5.3. Những âm Kun bắt đầu bằng hàng “は”
Khi kết hợp thì sẽ phát sinh sự biến hóa thành âm bán đục (半浊音)
Ví dụ: 引っ張る(ひっぱる) kéo dài
VI. CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT TRONG QUY TẮC PHÁT ÂM ON, KUN TRONG KANJI
6.1. Hiện tượng liên đục trong kết hợp âm ON
– Các từ có âm ON bắt đầu hàng か, さ, た, は kết thúc là đuôi う, ん thì phát sinh hóa đục.
Ví dụ: 平等(びょうどう) bình đẳng
患者(かんじゃ) bệnh nhân
– Các từ có âm ON bắt đầu hàng は kết thúc là đuôi つ, ん thì phát sinh sự hóa đục thành âm bán đục.
Ví dụ: 出発(しゅっぱつ) xuất phát
何分(なんぷん) mấy phút
6.2. Hiện tượng liên thành trong kết hợp âm ON
Các từ có âm ON bắt đầu là nguyên âm kết thúc là đuôi ん thì nguyên âm biến âm thành hàng な hoặc hàng ま.
Ví dụ: 反応(はんのう) = 反(はん) + 応(おう) phản ứng
6.3. Hiện tượng biến gần âm trong kết hợp âm ON
Các từ có âm ON kết thúc hàng き, く, ち, つ khi đứng trước các từ âm ON bắt đầu hàng か, さ, た, は thì phát sinh sự biến hóa gần âm.
Ví dụ: 石膏(せっこう) thạch cao
日記(にっき) nhật ký
6.4. Hiện tượng liên đục trong kết hợp âm KUN
Những từ bắt đầu hàng か, さ, た, は kết hợp phía sau từ khác thì sẽ phát sinh sự hóa đục.
Ví dụ: 長話(ながばなし) chuyện vô tận
昔語り(むかしがたり) truyện cổ
Ngoại lệ: Các trường hợp sau thường không phát sinh hóa đục.
– Động từ + Động từ: 差し引く(さしひく) khấu trừ
– Quan hệ đối đẳng: 読み書き(よみかき) đọc và viết
– Kết hợp với tâm ngữ: 飯炊き(めしたき) nấu nướng
Hãy ghi nhớ thật kỹ các quy tắc biến âm trong tiếng Nhật này để có thể phát âm chuẩn và giống người Nhật nhất nhé. Cũng có khá nhiều ngoại lệ nhưng với những quy tắc biến âm cơ bản cũng đã giúp bạn học tốt tiếng Nhật hơn rồi. Học càng sâu mới càng thấy những quy tắc biến âm này chẳng khó chút nào đâu. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trên con đường chinh phục tiếng Nhật của mình.
----------------------------------------------------------------