TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NHẬT BẢN

Nhắc đến trang phục truyền thống Nhật Bản. Trong ai trong chúng ta cũng biết là Kimono. Nhưng trước khi có Kimono thì Nhật có các trang phục nào khác nữa không, Kimono bao gồm những loại nào, và chúng được dùng trong những dịp như thế nào. Hãy cùng Kiến Minh tìm hiểu để biết nhiều hơn về đất nước Nhật Bản ngay thôi.

                                 

I. Trang phục Nhật Bản qua các thời kì lịch sử

1. Thời kỳ Heian (794- 1185)

Đây là thời kỳ phát triển rực rỡ của văn hóa Nhật Bản. Trong thời kỳ Heian, những bộ kimono sặc sỡ với nhiều lớp phức tạp đã trở nên phổ biến với phụ nữ Nhật Bản. Những trang phục lễ tiệc của phụ nữ thuộc tầng lớp quý tộc ở thời này rất đặc biệt, gồm 12 lớp nặng đến 20 kg, và mỗi bộ mang một sắc thái riêng biệt. Thậm chí những người trong hoàng tộc cũng có khi mặc những bộ kimono có đến 16 lớp.

                       

2. Thời kỳ Edo (1603 – 1868)

Từ năm 1853,Người US Navy đến Nhật Bản đem đến sự phát triển của ngành nghiệp thương mại của Nhật. Cũng từ đây, việc mở cửa với thế giới phương Tây được thiết lập.

Do ảnh hưởng của lịch sử nên vào giai đoạn này trang phục truyền thống của Nhật Bản cũng có sự thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh. Kimono đã trở thành trang phục thuộc tầng lớp thượng lưu, quyền lực.

Và thắt lưng Obi cũng được ra đời để tạo thêm điểm nhấn cho bộ trang phục này.

Mặc dù người dân Nhật Bản vẫn mặc Kimono từ hàng trăm năm nay nhưng kể từ đây , Kimono đang dần bị hạn chế.

                       

3. Thời kỳ Meiji (1868 - 1912)

Đến thời Minh Trị (1868-1912),phụ nữ bắt đầu ra ngoài làm việc, không chỉ đơn thuần chỉ là ở nhà phục vụ cho việc nội trợ nữa. Điều này đòi hỏi các bộ trang phục phù hợp hơn. Những bộ Âu phục dần được phổ biến vì tính tiện lợi cao.

Sự xuất hiện của trang phục phương Tây ở triều đại Minh Trị giai đoạn năm 1868 – 1912 đánh dấu bước chuyển mình trong lịch sử trang phục Nhật Bản. Thậm chí ngay trong Hoàng cung, lệnh mặc trang phục phương Tây cũng đã được ban hành với nam giới năm 1872 và với nữ giới năm 1886.

Mặc dù thời trang theo phong cách phương Tây được sử dụng rộng rãi, thế nhưng đa số người Nhật vẫn mặc Kimono.

                       

4. Thời kỳ Taisho (1912 – 1926)

Đây là thời kỳ bắt đầu của sự giao thoa giữa nền văn hóa phương Tây và phương Đông nên trang phục cũng có những sự thay đổi nhất định. Kimono được cách tân hơn và thường được phối hợp với áo khoát choàng và găng tay, túi xách. Trong khi nam giới bắt đầu làm quen với áo vest, áo choàng thì phần lớn phụ nữ trưởng thành vẫn ưa chuộng trang phục truyền thống. Thế nhưng họ bắt đầu cho con cái mình mặc áo sơ mi, quần và váy.

Đây là thời kì bắt đầu  giao thoa giữa văn hóa phương Tây và phương Đông nên trang phục cũng có một số thay đổi. Kimono được cách tân hơn và thường được kết hợp với áo choàng, găng tay và túi xách. Trong khi nam giới bắt đầu quen với áo vest và áo choàng, thế nhưng hầu hết phụ nữ trưởng thành vẫn thích trang phục truyền thống. Tuy nhiên, họ bắt đầu mặc áo sơ mi, quần tây và váy cho con cái của họ.

Cho tới hiện tại, dù Kimono đã biến hóa với nhiều mẫu mã vô cùng đa dạng nhưng bản chất và giá trị về văn hóa của nó vẫn không thay đổi. Kimono đã trở thành biểu tượng đại diện cho người Nhật Bản.

                       

II. Những bộ trang phục truyền thống của Nhật Bản

1. Furisode

Nếu không quen thuộc với kimono, có thể hơi khó phân biệt Furisode với các kiểu kimono khác. Điểm đặc biệt cho Furisode là chiều dài ống tay áo. Furisode được chia thành 3 loại khác nhau: Ofurisode (khoảng 114cm), Chufurisode (95-100cm) và Kofurisode (khoảng 85cm). Những con số này là gần đúng vì kích thước phụ thuộc vào chiều cao của người mặc.

Ofurisode được coi là trang trọng nhất và thường được sử dụng làm trang phục chính như váy cô dâu trong ngày cưới.

Chufurisode là trang phục bán trang trọng và chủ yếu dành cho các buổi lễ trưởng thành và đám cưới. Đối với váy phù dâu,quan trọng là Chufurisode không được nổi bật hơn trang phục cô dâu.

Cuối cùng, Kofuriso thường được sử dụng cho các buổi lễ tốt nghiệp. Loại Kimono này nhẹ và dễ di chuyển nên rất phù hợp để đi xem hát và dự tiệc.

Ngày xưa, cả nam và nữ đều mặc Furisode, và không có sự khác biệt lớn về màu sắc, họa tiết hay thiết kế. Nhưng hiện nay kiểu áo Kimono này được coi là trang phục dành riêng cho phái đẹp, đặc biệt là các bạn nữ. Phụ nữ đã kết hôn thường mặc Kimono Tomesode ngắn tay.

                       

2. Yukata

Thực chất, Yukata là trang phục bắt nguồn từ nghệ thuật tắm suối nước nóng hay còn gọi là Onsen. Yukata có nghĩa là áo choàng tắm trong tiếng Nhật. Yukata này được cho là nhằm vào giới quý tộc trong thời kỳ Heian (794-1185).

Họ sử dụng Yukata như những quần áo tắm bằng cotton đắt tiền và sang trọng. Các nhà quý tộc dùng trang phục này để hạn chế tiết mồ hôi, che da, chống bỏng.

Thậm chí ngày nay, Yukata được người Nhật mặc vào mùa hè và tại các lễ hội quan trọng. Đặc biệt, Yukata là sự lựa chọn của nhiều du khách khi du lịch Nhật Bản.

                       

3. Houmongi

Ra đời từ thời Taisho, Houmongi được coi là một loại Kimono tương đối mới trong lịch sử kimono của Nhật Bản.

Khi quần áo phương Tây trở nên phổ biến hơn, người Nhật muốn tìm kiếm những bộ kimono không trang trọng như Tomesode. Đây là lý do tại sao Houmongi được tạo ra.

Cả phụ nữ độc thân và đã kết hôn đều có thể mặc Houmongi vì nó được coi là trang phục "bán chính thức" cho các sự kiện xã hội,  còn được gọi là trang phục trang trọng thứ cấp. Houmongi có nhiều màu sắc và hoa văn khác nhau và là một bộ Kimono rất đẹp. Đây là loại Kimono lý tưởng cho các dịp xã hội như đám cưới, đoàn tụ, tiệc trà và các chuyến thăm.

                       

                                                                                     ( Nguồn: RINN PHOTOGRAPHY ) 

4. Shiromaku

Shiromaku là trang phục truyền thống được các cô gái Nhật Bản mặc trong lễ cưới và là bộ Kimono lộng lẫy và sang trọng nhất. Màn trắng thường có màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết về thể chất và tinh thần của cô dâu. Shiromaku là một loại Kimono khá dài và toả tròn ra, nên khi di chuyển cô dâu phải cần một người giúp đỡ đi kèm.

                       

5. Tomesode

Theo trang Yamatoku thì nguồn gốc của Tomesode xuất phát từ truyền thống cắt ngắn bớt tay áo Furisode sau khi người thiếu nữ kết hôn. Và theo Hán tự, ‘tome()’ có nghĩa ‘ở lại’ để biểu đạt cho việc ở lại nhà chồng của người phụ nữa. Ngoài ra một giả thiết khác cho rằng, việc mặc một chiếc áo Kimono với tay áo dài sẽ gây ra bất tiện khi người phụ nữ làm việc và nấu nướng trong bếp nên truyền thống cắt ngắn tay áo được ra đời.

Tomesode chia ra làm hailoại, Kurotomesode và Irotomesode

Kurotomesode là Tomesode có màu đen (kuro (): đen), với năm gia huy trên áo, hoa văn sang trọng được thêu vàng dát bạc ở phần vạt dưới của áo và đây cũng là loại Kimono trang trọng nhất dành cho phụ nữ đã kết hôn.

Ngược lại với màu đen, chúng ta có Irotomesode là loại Tomesode có màu sắc, bao gồm tất cả các loại màu trừ màu đen, thường có 5, 3 hay 1 gia huy  trên áo nên mức độ trang trọng sẽ kém hơn Kurotomesode một bậc. Với Irotomesode thì phụ nữ trẻ hoặc thiếu nữ chưa kết hôn cũng có thể mặc trong khi Kurotomesode chỉ dành riêng cho người đã kết hôn.

                       

6. Tsukesage

Tsukesage chính là loại Kimono thường được sử dụng để mặc trong những buổi tiệc tùng, đám cưới của bạn bè và người thân, cắm hoa, trà đạo. Loại trang phục này thường sử dụng những hoa văn chạy dọc theo lưng áo và thân áo, họa tiết và hoa văn ở trên áo thường sử dụng màu sáng và rất rực rỡ.

Tsukesage là dòng Kimono được phụ nữ Nhật Bản ưa chuộng mặc trong những dịp lễ quan trọng có thiết kế hoa văn khá đa dạng, chạy dọc theo phần thân và lưng áo, có màu sắc nổi bật và sặc sỡ.

Bên cạnh đó, cũng một số người lại lựa chọn dòng Furisode Kimono hoặc Tomesode Kimono để diện trong dịp Tết bởi sự sang trọng, uy quyền mang đến cho người mặc. Đối với người Nhật, việc mặc trang phục Kimono dịp đầu năm mới sẽ mang lại nhiều hạnh phúc, thuận lợi trong cuộc sống.

                       

7. Mofuku

Mofuku - là một bộ Kimono màu đen trơn được mặc bởi gia quyến của người đã khuất. Đối với trang phục nữ, loại Kimono này còn có tên gọi là "Kuro-muji" hoặc "Black iromuji",trong khi đồ cho nam giới có tên là "Montsuki". Tuy nhiên, trái ngược với Mofuku của nữ giới, một bộ "Montsuki" của đàn ông có thể mặc trong nhiều dịp trang trọng khác nhau, không chỉ với tang lễ.

Mofuku hiếm khi có màu khác ngoài sắc đen, nhưng trên thân áo có thêu gia huy. Gia huy được sắp xếp ở 5 vị trí trên Mofuku, gồm lưng, ngực và tay áo. Gia huy tượng trưng cho tổ tiên, gia phả, dòng họ và địa vị. Tại Nhật Bản, khoảng 20.000 gia huy đã được xác nhận. Đây là một nét văn hóa cổ xưa còn tồn tại cho đến ngày nay.

Một bộ Mofuku trên thị trường có giá khoảng 300.000 đến 500.000 yen. Ngày nay, người Nhật thường thuê Mofuku từ các công ty chuyên về dịch vụ tang lễ.

                       

Trên đây là bài biết về trang phục truyền thống của Nhật Bản – Kimono. Giúp cho mọi người hiểu thêm về Kimono. Hy vọng là mọi người có thể đến Nhật và thử những trang phục Kimono này nhé.

 

---------------------------------------------------------------

Tin liên quan