TRƯỜNG ÂM TRONG TIẾNG NHẬT LÀ GÌ? CÁCH SỬ DỤNG VÀ MẸO NHỚ TRƯỜNG ÂM CHÍNH XÁC NHẤT
Điều quan trọng trước khi bạn muốn tìm hiểu tiếng Nhật đó là phải biết được tiếng Nhật có những gì, được cấu tạo ra sao? Nhật ngữ Kiến Minh sẽ cho bạn biết mẹo để nhớ từ vựng tiếng Nhật có trường âm hiệu quả là những mẹo nào và cách gõ trường âm trong tiếng Nhật nhé!
1. Trường âm trong tiếng Nhật là gì?
Trường âm trong tiếng Nhật là 長音 - ちょうおん. Romaji của nó đọc là "choon". Trường âm trong tiếng Nhật là những nguyên âm kéo dài trong tiếng Nhật, có độ dài gấp đôi lên của các chữ [あ] [い] [う] [え] [お] và nó làm thay đổi nghĩa của từ.
2. Cách nhận biết trường âm trong tiếng Nhật
Cách nhận biết trường âm trong tiếng Nhật khá đơn giản, chỉ cần nhìn qua là có thể nhận thấy được.
Khi chúng ta nhìn vào một từ thuộc bảng Hiragana, nếu thấy phía sau một âm tiết kết thúc bằng nguyên âm là một nguyên âm tương tự thì có thể xác định được đó chính là trường âm.
Ví dụ: おにいさん có に (ni) kết thúc bằng i và ngay sang nó là âm い (i)
おねえさん có ね (ne) kết thúc bằng e và ngay sau nó là âm え (e)
Còn đối với những từ thuộc bảng Katakana thì cách nhận biết trường âm lại càng dễ hơn, bởi chỉ cần thấy dấu “ー” trong từ là biết đó là trường âm rồi.
3. Quy tắc trường âm trong tiếng Nhật
Trường âm trong Hiragana
Với bảng Hiragana, 5 nguyên âm あ, い, う, え, お được dùng để tạo trường âm.
► Hàng あ có trường âm là あ
おばあさん (obaasan): bà
► Hàng い có trường âm là い
おじいさん (ojiisan): ông
► Hàng う có trường âm う
ぎゅうにゅう (gyuunyuu): sữa bò
► Hàng え có trường âm là え hoặc い
おねえさん (oneesan): chị gái
めいしん (meishin) : mê tín
► Hàng お có trường âm là お hoặc う
おおかみ (ookami): chó sói
こうこう (koukou): trường cấp 3
Trường âm trong Katakana
Với bảng Katakana, dấu “―” biểu thị trường âm chung cho tất cả các từ, đứng phía sau các nguyên âm hoặc âm ghép.
Ví dụ:
カード (kādo): thẻ ノート (nōto): vở
ケーキ (kēki): bánh ngọt コーヒー (kōhī): cà phê
4. Cách đọc trường âm trong tiếng Nhật
Trường âm là các nguyên âm kéo dài, có độ dài gấp đôi các nguyên âm đứng trước. Vì vậy, khi phát âm trường âm trong tiếng Nhật, chúng ta chỉ cần kéo dài cách phát âm của âm đứng trước đó. Ví dụ nếu âm あ có độ dài là 1 thì âm ああ có độ dài là 2.
Khi phát âm các từ có trường âm cần chú ý kéo dài âm cho đúng kẻo khiến người nghe bị nhầm lẫn và hiểu sai ý mình do trong tiếng Nhật có những từ khác tương tự nhưng phát âm ngắn hơn.
Một số từ dễ nhầm lẫn do cách phát âm:
Kanji |
Hiragana |
Tiếng Việt |
お婆さん |
おばあさん |
Bà |
叔母さん |
おばさん |
Cô, dì |
お爺さん |
おじいさん |
Ông |
叔父さん |
おじさん |
Chú, bác |
4. Mẹo nhớ trường âm trong Tiếng Nhật
Phát âm sai hoặc nhầm lẫn những từ có trường âm và không có trường âm với nhau thì thật tệ đúng không nào? Nếu có đôi khi bạn còn băn khoăn “Không biết từ này có trường âm không nhỉ?” thì hãy tham khảo qua mẹo nhớ trường âm trong tiếng Nhật bằng Âm Hán Việt sau đây nhé!
-
Các âm Hán Việt có đuôi là NH, NG, P thường sẽ có trường âm
TIÊN SINH 先生 ⇒ せんせい:giáo viên
MIỄN CƯỜNG 勉強 ⇒ べんきょう:việc học
HỢP CÁCH 合格 ⇒ ごうかく:đỗ đạt
-
Các âm Hán Việt có tận cùng là 2 nguyên âm (a, i, u, e, o) ghép với nhau thường sẽ có trường âm
HỌC HIỆU 学校 ⇒ がっこう:trường học
TẢO TRỪ 掃除 ⇒ そうじ:dọn dẹp
ƯU TÚ 優秀 ⇒ ゆうしゅう:xuất sắc
-
Âm Hán Việt có từ 4 chữ cái trở lên thường là âm dài có trường âm
THỰC ĐƯỜNG 食堂 ⇒ しょくどう:nhà ăn
CÔNG TRƯỜNG 工場 ⇒ こうじょう:công trường
-
Âm Hán Việt có 3 chữ cái trở xuống thường là âm ngắn không có trường âm
NỖ LỰC 努力 ⇒ どりょく:nỗ lực
PHỔ THÔNG 普通 ⇒ ふつう:thông thường
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn có được các khái niệm cơ bản và hiểu tầm quan trọng của trường âm trong tiếng Nhật. Phát âm đúng không chỉ giúp bạn giao tiếp tốt hơn mà nó còn giúp bạn nói tiếng Nhật tự nhiên và chuẩn nhất