NHỮNG NGÀY LỄ Ở NHẬT

 

Nhật Bản là quốc gia đứng ở vị trí thứ 4 trong top 5 quốc gia có ngày nghỉ lễ “khủng” nhất thế giới. Vậy đến Nhật Bản sinh sống, học tập và làm việc; bạn đã nắm rõ được những ngày nghĩ lễ trong năm tại Nhật Bản chưa? Chắc cũng có không ít người đặt ra câu hỏi là sống bên Nhật một năm thì sẽ được nghỉ bao nhiêu ngày lễ và ở Nhật Bản thì gồm có những ngày lễ nào? Nào, hãy cùng Kiến Minh tìm hiểu về những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của đất nước mặt trời mọc nhé!

Có 16 ngày lễ được quy định bởi pháp luật Nhật Bản. Nếu như ngày lễ đó rơi vào ngày Chủ Nhật thì ngày thứ Hai kế tiếp sẽ là ngày được nghỉ bù. Nếu một ngày nằm xen giữa hai ngày lễ thì ngày đó cũng được nghỉ.

Tháng 1:

  • Ngày mồng 1 Tết(元日): Vào ngày mồng 1 tháng 1, đây là ngày lễ quan trọng nhất ở Nhật Bản theo dương lịch như các nước phương Tây. Thông thường, người Nhật bắt đầu chuẩn bị cho năm mới vào ngày 31 tháng 12 của năm cũ. Có khá nhiều công ty nghỉ từ ghỉ từ ngày 30 tết đến hết ngày mồng 3 tết, họ sẽ bắt đầu công việc từ ngày mùng 4.

  • Ngày lễ thành nhân (成人の日): Ban đầu là vào ngày 15 tháng 1, bây giờ là chủ nhật thứ hai của tháng 1. Đây là một lễ hội dành cho những người trẻ tuổi 20, đây là độ tuổi được xem là trưởng thành tại Nhật Bản.

Tháng 2:

  • Ngày Quốc khánh (建国記念の日): Ngày 11 tháng 2. Theo như cuốn “Nhật Bản thư kỷ” đây là ngày vị hoàng đế đầu tiên của Nhật Bản lên ngôi, tính theo Dương lịch.

Tháng 3:

  • Ngày Xuân phân (春分の日): Vào khoảng ngày 20-21 tháng 3. Đây được coi là lễ hội tôn vinh, ca tụng thiên nhiên và sinh vật sống. Vòa ngày này, người dân Nhật Bản thường đi tảo mộ và đoàn tụ gia đình.

Tháng 4:

  • Ngày Chiêu Hòa (昭和の日): Diễn ra vào 29 tháng 4. Đây là ngày sinh nhật của hoàng đế Chiêu Hoà. Sau khi ông mất thì người ta lấy ngày này làm ngày lễ giữ gìn và bảo vệ màu xanh của thiên nhiên của cây cỏ. Bây giờ được đổi thành ngày Chiêu Hòa.

Tháng 5:

  • Ngày Hiến pháp (憲法記念日):  Ngày mồng 3 tháng 5. Từ năm 1947, ngày này được lấy để kỷ niệm ngày hiến pháp Nhật được thiết lập, đánh dấu và gợi nhớ một sự kiện – một thể chế mới được thiết lập và có hiệu lực sau chiến tranh thế giới lần thứ hai.

  • Ngày Xanh (みどりの日): Mồng 4 tháng 5, còn được gọi là ngày lễ dân tộc. ngày Xanh được kỷ niệm vào ngày sinh của cố Hoàng Đế Chiêu Hòa 29 tháng 4 như nói trên vì ông Vua này rất yêu cây cối và thiên nhiên. Ngày 4 tháng 5 cũng là một phần của Tuần Lễ Vàng.

  • Ngày thiếu nhi (こどもの日): Mồng 5 tháng 5 (khác với nước ta là ngày mồng 1 tháng 6). Đây là ngày lễ để cầu mong cho sức khỏe và hạnh phúc của trẻ em. Ngày này còn được gọi là ngày lễ “Đoan ngọ”, ngày lễ dành riêng cho trẻ em là con trai. Người ta thường treo cờ cá chép vào ngày này.

Tháng 7:

  • Ngày của biển (海の日): Thứ Hai của tuần thứ ba của tháng 7. Ngày dành để cảm ơn những gì mà biển đã ban tặng cũng như nhằm nâng cao ý thức của người dân Nhật về tầm quan trọng của biển với sự tồn tại và phát triển của quốc đảo này. Ngày này đánh dấu việc Hoàng Đế Meiji trở về an toàn sau chuyến đi Hokkaido trên một con thuyền năm 1876.

Tháng 8:

  • Ngày của núi (山の日): Ngày 11 tháng 8. Ngày này trước đây không phải là ngày lễ, nhưng nhờ vào đề xuất của thượng nghị viện đã được phần lớn quốc hội đồng ý và đưa ra quyết định từ năm 2016 sẽ thêm 1 ngày nghỉ lễ này nữa.

Tháng 9:

  • Ngày kính lão (敬老の日):  Thứ Hai tuần thứ ba của tháng 9. Là ngày dành để tỏ lòng kính trọng, đạ tạ và cảm ơn những đóng góp và cống hiến của người cao tuổi cho xã hội. Trong ngày này, mọi người thường gửi những lời mừng thọ sống lâu, chúc sức khỏe và hạnh phúc cho người già, ngoài ra tại nhiều nơi ở Nhật Bản người dân cũng tụ tập ca múa hát để vui cùng người có tuổi và trẻ em được dạy làm các quà lưu niệm thủ công cho ông bà và các cụ trong gia đình.

  • Ngày thu phân (秋分): Ngày 23 hoặc 24 tháng 9. Cũng giống như ngày lễ xá tội vong nhân của nước ta. Ở Nhật ngày này để tưởng nhớ về những người đã khuất và tỏ lòng thành kính với tổ tiên.

Tháng 10:

  • Ngày thể dục thể thao (体育の日): Thứ Hai tuần thứ hai của tháng 10. Được thiết lập từ năm 1966 nhằm kỷ niệm cho Olympic Tokyo 1964, đây là ngày lễ nhằm khuyến khích phong trào luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe.

Tháng 11:

  • Ngày Văn hóa (文化の日): Mồng 3 tháng 11. Ngày lễ khuyến khích cho sự trấn hưng và phát triển của nền văn hóa truyền thống. Được thiết lập từ năm 1946 nhằm kỷ niệm ngày hiến pháp Nhật được chính thức công bố.

  • Ngày lễ cảm tạ người lao động (勤労感謝の日): Diễn ra vào ngày 23 tháng 11 nhằm tri ân, đề cao những giá trị của sức lao động đồng thời cảm tạ cho một vụ mùa bội thu. Ngày lễ này thường được gọi là ngày lễ “Niiname sai”, được tổ chức khi vụ mùa kết thúc, người dân dân hiến tặng những sản vật mới thu hoạch nhằm tỏ lòng kính trọng thánh thần.

Tháng 12:

  • Ngày sinh nhật của Nhật hoàng (天皇誕生日): Ngày 23 tháng 12. Là ngày lễ nhân dịp sinh nhật của Nhật hoàng thời Bình Thành (平成) hiện nay. Nó sẽ tiếp tục tới chừng nào Nhật hoàng còn sống và trị vì đất nước.

Như vậy trong một năm người Nhật sẽ được nghỉ tổng cộng là 20 ngày (chưa bao gồm nghỉ gộp). Đó là những ngày sau: ngày mồng 1 Tết, ngày lễ thành nhân, ngày Quốc khánh, ngày Xuân phân, ngày Chiêu Hòa, ngày Hiến pháp, ngày Xanh, ngày thiếu nhi, ngày của biển, ngày của núi, ngày kính lão, ngày thu phân, ngày thể dục thể thao, ngày Văn hóa, ngày lễ cảm tạ người lao động và ngày sinh nhật của Nhật hoàng

Trên đây là toàn bộ những ngày lễ trong một năm của Nhật Bản, có thể thấy rằng mỗi ngày lễ đều mang một ý nghĩa riêng vô cùng quan trọng đối với người dân Nhật Bản. Vì vậy mà ta có thể thấy được cứ đến một dịp lễ là người Nhật lại chuẩn bị vô cùng kỹ lưỡng và công phu để những ngày lễ được diễn ra một cách thành công và vô cùng long trọng. Nắm được những ngày nghỉ lễ trong một năm tại đất nước mặt trời mọc rồi thì còn chần chờ gì mà không lên sẵn kế hoạch cho những kỳ nghĩ sắp tới cùng bạn bè ngay thôi nào!!

----------------------------------------------------------------

 

Tin liên quan