TỪ VỰNG, NGỮ PHÁP BÀI 23 - GIÁO TRÌNH MINNANO NIHONGO TIẾNG NHẬT
I. TỪ VỰNG
Chúng ta cùng học từ vựng của bài 23 trong giáo trình Minna no Nihongo nhé!
Stt |
Từ Vựng |
Hán Tự |
Âm Hán |
Nghĩa |
|
ききます 1 |
聞ます |
văn |
hỏi |
せんせ˥いに ききます |
先生に 聞きます |
tiên sinh văn |
hỏi giáo viên |
|
|
まわします 1 |
回します |
hồi |
vặn, xoay (núm vặn) |
つまみを まわします |
回します |
hồi |
xoay núm vặn |
|
|
ひきます 1 |
引きます |
dẫn |
kéo |
|
かえます 2 |
変えます |
biến |
đổi, thay đổi |
サイズを かえます |
サイズを 変えます |
biến |
đổi kích cỡ |
|
|
さわります 1 |
触ります |
xúc |
sờ, chạm |
ド˥アに さわります |
ドアに 触ります |
xúc |
sờ, chạm vào cửa |
|
|
でます 2 |
出ます |
xuất |
ra, chạy ra |
|
おつりが でます 2 |
お釣りが 出る |
điếu xuất |
tiền thừa chạy ra |
|
あるきます 1 |
歩きます |
bộ |
đi bộ |
みちを あるきます |
道を 歩きます |
đạo bộ |
đi bộ trên đường |
|
|
わたります 1 |
渡ります |
độ |
qua, đi qua |
はし˥をわたります |
橋を渡ります |
kiều độ |
qua cầu |
|
|
まがります 1 |
曲がります |
khúc |
quẹo, rẽ |
みぎへまがります |
右へ曲がります |
hữu khúc |
quẹo phải |
|
か˥どを みぎへ まがります |
角を 右へ 曲がります |
giác hữu khúc |
quẹo phải ngay góc đường |
|
|
さびし˥い |
寂しい |
tịch |
buồn, cô đơn |
さみし˥い |
寂しい |
tịch |
buồn, cô đơn |
|
|
[お]ゆ |
[お]湯 |
thang |
nước nóng, nước sôi |
|
おと |
音 |
âm |
âm thanh |
|
サ˥イズ |
|
|
cỡ, kích cỡ |
つまみ |
núm vặn, núm xoay |
|||
|
こしょう |
故障 |
cố chướng |
hỏng (máy móc) (~します:bị hỏng) |
きか˥い |
機械 |
cơ giới |
máy, máy móc |
|
きか˥いが こしょうです |
機械が故障です |
cơ giới cố chướng |
máy móc bị hỏng |
|
|
みち |
道 |
đạo |
đường |
|
こうさてん |
交差点 |
giao sai điểm |
ngã tư |
ティーじ˥ろ |
T字路 |
tự lộ |
ngã ba |
|
|
しんごう |
信号 |
tín hiệu |
đèn tín hiệu |
|
か˥ど |
角 |
giác |
góc |
|
はし˥ |
橋 |
kiều |
cây cầu |
おうだんほ˥どう |
横断歩道 |
hoành đoạn bộ đạo |
vạch băng qua đường |
|
ほどうきょう |
歩道橋 |
bộ đạo kiều |
cầu bộ hành, cầu vượt dành cho người đi bộ |
|
|
ちゅうしゃじょう |
駐車場 |
trú xa trường |
bãi đỗ xe |
|
たて˥もの |
建物 |
kiến vật |
tòa nhà |
|
ビル |
|
|
tòa nhà |
|
な˥んかいも |
何回も |
hà hồi |
nhiều lần |
|
―め |
―目 |
mục |
thứ - , số - (biểu thị thứ tự) |
|
-------------------------------------------------------------- |
|||
|
しょうとくたいし |
聖徳太子 |
thánh đức thái tử |
Thái tử Shotoku (574 – 622) |
|
ほうりゅうじ |
法隆寺 |
pháp long tự |
Chùa Horyu-ji |
|
げ˥んきちゃ |
元気茶 |
nguyên khí trà |
tên một loại trà (giả tưởng) |
|
ほんだえき |
本田駅 |
bản điền dịch |
tên một nhà ga (giả tưởng) |
|
としょかんま˥え |
図書館前 |
đồ thư quán tiền |
tên một bến xe buýt (giả tưởng) |
II. NGỮ PHÁP
Hôm nay hãy cùng nhau học ngữ pháp Minna no Nihongo bài 23 nhé! Trong bài 23, chúng ta sẽ học về cách thể hiện ý nói: khi làm gì thì làm gì; phân biệt giữa Vる+とき、và Vた+とき ;cách nói giả định, giả sử về 1 việc chắc chắn sẽ xảy ra; N が Adj/V; N (địa điểm) を V (động từ di chuyển) . Nào! Chúng ta cùng học nhé!
1. ~ とき ~ ( cách thể hiện ý nói: khi ( làm gì) thì ( làm gì))
Ý nghĩa: Khi ~, lúc ~
Cách dùng: Giống hệt cách tạo 1 định ngữ. Về bản chất, とき cũng là 1 danh từ, vì vậy, cách cấu thành mẫu câu này áp dụng toàn bộ quy tắc bổ nghĩa danh từ hay tạo 1 định ngữ (đối với động từ)
Ví dụ:
① 図書館で 本を借りるとき、カードが 要ります。
Khi mượn sách ở thư viện cần có thẻ.
② 使い方が 分からないとき、私に 聞いてください。
Khi không biết cách sử dụng thì hãy hỏi tôi.
③ 忙しいとき、10時ごろまで 働きます。
Khi bận rộn thì làm cho đến khoảng 10 giờ.
④ 暇なとき、うちへ 遊びに行きませんか。
Bạn sẽ đến nhà tôi chơi khi rảnh rỗi chứ?
⑤ 妻が 病気のとき、会社を 休みます。
Khi vợ ốm tôi sẽ xin nghỉ làm
⑥ 子供のとき、よく 川で 泳ぎました。
Khi còn là trẻ con, tôi rất hay bơi trên sông.
⑦ 若いとき、あまり 勉強しませんでした。
Khi còn trẻ, tôi không học hành mấy.
Chú ý: Thì của câu tính từ và câu danh từ bổ nghĩa cho とき không bị ảnh hưởng bởi thì của mệnh đề chính trong câu. (ví dụ 6 và 7)
2. Phân biệt giữa Vる+とき、và Vた+とき
Cách dùng: đều có nghĩa là “khi” nhưng nếu thì của động từ trước とき khác nhau thì nghĩa của câu cũng khác nhau. Cụ thể:
V る: biểu thị một hành động chưa hoàn thành.
V た: biểu thị một việc, hành động hay tình trạng đã hoàn tất
Ví dụ:
① 東京へ行くとき、このかばんを買いました。àChiếc cặp này được mua trên đường đi đến Tokyo
Tôi đã mua chiếc cặp này khi đi Tokyo
② 東京へ行ったとき、このかばんを買いました。à Chiếc cặp này được mua sau khi đã đến Tokyo
Tôi đã mua chiếc cặp này khi đi Tokyo
3. Cách nói giả định, giả sử về 1 sự việc chắc chắn sẽ xảy ra
Ý nghĩa: Nếu… thì…; cứ … thì sẽ…
Cách dùng: câu giả sử kiểu này dùng khi diễn tả 1 tình huống mà ở đó, do kết quả của 1 hành
động nào đó mà 1 hành động, 1 sự việc khác chắn chắn sẽ xảy ra. Trợ từ と (mang
nghĩa là “nếu”) được đặt ở giữa để nối 2 câu và đóng vai trò xác định mệnh đề giả sử.
Ví dụ:
① このボタンを 押すと、お釣りが 出ます。
Nếu bấm nút này thì tiền thừa sẽ chạy ra.
② これを 回すと、音が 大きく なります。
Nếu vặn cái này thì tiếng sẽ to lên.
③ 右へ 曲がると、郵便局が あります。
Nếu rẽ phải thì sẽ có một cái bưu điện.
④ 日本語が 分からないと、困りますよ。
Nếu không biết tiếng Nhật thì sẽ khó khăn đấy.
⑤ もっと がんばらないと、合格できません。
Nếu không cố gắng hơn nữa thì sẽ không thể đỗ được
Chú ý: mệnh đề đứng sau ~と không sử dụng để biểu hiện một ý hướng, một hy vọng, một sự rủ rê hay một sự nhờ vả.
Kiểu giả sử này chúng ta sẽ học ở bài 25 với mẫu câu 「~たら」
4. N がAdj/V
Cách dùng: khi biểu thị một tình trạng hay một quang cảnh như nó vốn có, thì trợ từ được sử dụng sau chủ ngữ sẽ là が
Ví dụ:
① 音が 小さいです。 Tiếng nhỏ.
②天気が 明るくなりました。 Thời tiết trở nên quang đãng.
③この ボタンを 押すと、切符が 出ます。 Nếu bấm nút này thì vé sẽ ra.
5. N (địa điểm) を V (động từ di chuyển)
- あるきます: đi bộ
- わたります: băng qua
- さんぽします: đi dạo
Cách dùng: được sử dụng để chỉ địa điểm, vị trí nơi mà 1 người hay 1 vật nào đó đi qua.
Ví dụ:
① 橋を 渡ります。 Đi qua cầu.
② 公園を 散歩します。 Đi dạo trong công viên.
③ 交差点を 右へ 曲がります。 Rẽ phải ở ngã tư.
Trên đây là tổng hợp về từ vựng, ngữ pháp bài 23 của giáo trình Minna no Nihongo N5 trong tiếng Nhật dành cho các bạn mới học tiếng Nhật. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích được các bạn trên con đường chinh phục tiếng Nhật!
----------------------------------------------------------------