TỔNG HỢP CÁC THỂ ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG NHẬT [ KHÔNG THỂ BỎ LỠ ]
Một trong các điều cơ bản khi sử dụng tiếng Nhật đó là cách sử dụng các thể động từ trong tiếng nhật. Dưới đây là bài viết tổng hợp về cách chia và sử dụng của tất cả các thể trong tiếng Nhật. Nào chúng ta cùng bắt đầu nhé!
Để có thể chia thể trong tiếng Nhật thì đầu tiên bạn cần phải biết các nhóm động từ:
NHÓM 1: Bao gồm các động từ có âm cuối trước ます là âm thuộc cột い.
Ví dụ:
かいます (mua)
かえります (trở về)
はなします (nói chuyện)
NHÓM 2: Bao gồm các động từ có chữ cái cuối cùng trước ます là chữ cái thuộc cột え.
Ví dụ:
ねます (ngủ)
たべます (ăn)
みせます (cho xem)
Lưu ý với một số động từ đặc biệt chiếm số lượng ít:
おきます (thức dậy)
みます (xem)
できます (có thể)
きます (mặc)
たります (đầy đủ)
かります (mượn)
います (có, ở)
あびます (tắm)
おります (xuống xe)
NHÓM 3: gồm 2 động từ
します (làm)
きます (đến)
Trong nhóm này cũng bao gồm các động từ khác có cấu trúc: Danh từ + します
べんきょうします (học)
けんきゅうします (nghiên cứu)
しんぱいします (lo lắng)
1. THỂ TE て形(てけい )
Thể 「て」là dạng của động từ có đuôi là 「て」hoặc「で」。Đây là thể được sử dụng rất nhiều trong các cấu trúc cũng như văn phạm của tiếng nhật nên có thể coi đây là 1 thể rất quan trọng khi học tiếng Nhật.
Nhóm I:
- Âm cuối trước ます là い、ち、り→って
かいます → かって
たちます → たって
つくります → つくって
Lưu ý: động từ đặc biệt : いきます→いって
- Âm cuối trước ます là み、び、に→んで
よみます → よんで
あそびます → あそんで
しにます → しんで
- Âm cuối trước ます là き→いて
ききます → きいて
かきます → かいて
- Âm cuối trước là ぎ→いで
およぎます → およいで
いそぎます → いそいで
- Âm cuối trước là します→して
はなします → はなして
だします → だして
Nhóm II:
たべます → たべて
みます → みて
Nhóm III:
きます → きて
します → して
2. THỂ NAI ない形(ないけい)
Động từ chia ở thể nai 「ない」là dạng ngắn của động từ ở dạng「ません」 mang nghĩa phủ định và được sử dụng phổ biến trong các cấu trúc ngữ pháp.
Nhóm I:
V 「い」ます → 「あ」ない
ききます → きかない
よみます → よまない
Lưu ý: Nếu động từ đó trước đuôi「ます 」là chữ 「い」thì chúng ta chuyển 「い」 thành thành 「わ」 rồi thêm 「ない」
うたいます → うたわない
いいます → いわない
Trường hợp đặc biệt:
あります → ない
Nhóm II:
たべます → たべない
みます → みない
Nhóm III:
きます → こない
します → しない
3. THỂ TA た形(たけい)
Thể 「た 」 là dạng ngắn của động từ ở dạng 「~ました」, thường được sử dụng ở những mẫu câu ở thì quá khứ
Nhóm I:
- Âm cuối trước ます là い、ち、り→った
かいます → かった
まちます → まった
つくります → つくった
Lưu ý: động từ đặc biệt : いきます(đi) →いった
- Âm cuối trước ます là み、び、に→んだ
あそびます → あそんだ
よみます → よんだ
しにます → しんだ
- Âm cuối trước ます là き→いた
ききます → きいた
かきます → かいた
- Âm cuối trước ぎ→いだ
およぎます → およいだ
いそぎます → いそいだ
- Âm cuối là します→した
はなします → はなした
だします → だした
Nhóm II:
きえます → きえた
おきます → おきた
Nhóm III:
きます → きた
します → した
4. THỂ TỪ ĐIỂN 辞書形 (じしょけい)
Thể Ru 「る 」, hay thể từ điển (辞書形), là thể cơ bản nhất trong tiếng Nhật và được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, đây cũng là thể chúng ta sẽ gặp rất nhiều trong cách kết hợp để cấu tạo nên các cấu trúc ngữ pháp khác.
Nhóm I:
V 「い」ます → V「う」
かいます → かう
かきます → かく
Nhóm II:
V ます → V る
たべます → たべる
みます → みる
Nhóm III:
します → する
きます → くる
5. THỂ KHẢ NĂNG 可能形 ( かのうけい )
Sử dụng khi muốn thể hiện khả năng, năng lực có thể thực hiện một việc nào đó hoặc diễn tả khả năng xảy ra của một hành động trong một tình huống nào đó.
Nhóm I:
V 「い」ます V 「れ」ます
とります → とれます
たちます → たてます
Nhóm II:
V ます → V 「られ」ます
たべます → たべられます
むかえます → むかえられます
みます → みられます
Nhóm III:
きます → こられます
します → できます
6. THỂ Ý CHÍ 意向形(いこうけい)
Thể ý chí「Vよう」chính là cách nói rút gọn, thường được sử dụng trong văn nói thân mật thay cho「~ましょう!」
Nhóm I:
V 「い」ます → V「お」う
とります → とろう
およぎます → およごう
Nhóm II:
V ます → Vよう
あつめます → あつめよう
おしえます → おしえよう
みます → みよう
Nhóm III:
きます → こよう
します → しよう
7. THỂ MỆNH LỆNH 命令形(めいれいけい)
Động từ thể mệnh lệnh (命令形(めいれいけい) thường được sử dụng để đưa ra yêu cầu, ra lệnh cho ai làm điều gì đó.
Nhóm I:
V「い」ます → V「え」
とります → とれ
およぎます → およげ
Nhóm II:
V ます → V る
たべます → たべろ
おしえます → おしえろ
Nhóm III:
きます → こい
します → しろ
8. THỂ CẤM CHỈ 禁止系(きんしけい)
Thể cấm chỉ (禁止形(きんしけい)) được sử dụng để cấm ai làm một điều gì đó.
Vます → Vるな
Nhóm I:
かきます → かくな
えらびます → えらぶな
Nhóm II:
たべます → たべるな
みます → みるな
Nhóm III:
します → するな
きます → きるな
9. THỂ ĐIỀU KIỆN - THỂ ば
Thể điều kiện thường diễn tả suy đoán, phán định, mong muốn của người nói hay một kết quả trong 1 điều kiện nào đó.
Nhóm I:
V「い」ます → V「え」ば
いきます → いけば
いそぎます → いそげば
Nhóm II:
Vます → Vれば
たべます → たべれば
みます → みれば
Nhóm III:
します → すれば
きます → くれば
10. THỂ BỊ ĐỘNG 受け身 (うけみ )
Thể bị động thường được dịch là “bị” trong trường hợp mang nghĩa xấu, và dịch là “được” trong trường hợp mang nghĩa tốt.
Nhóm I:
V「い」ます → V「あ」れます
ききます → きかれます
よみます → よまれます
Nhóm II:
Vます → V「え」られます
たべます → たべられます
みます → みられます
Nhóm III:
します → されます
きます → こられます
11. THỂ SAI KHIẾN 使役形(しえきけい)
Thể sai khiến thường được dịch là sai, bắt, ép, cho phép làm V
Nhóm I:
V「い」ます → V「あ」せます
とります → とらせます
きります → きらせます
Lưu ý: chữ い chuyển thành わ rồi thêm せます
かいます → かわせます
Nhóm II:
Vます → Vさせます
ほめます → ほめさせます
みます → みさせます
Nhóm III:
きます → こさせます
します → させます
12. THỂ SAI KHIẾN BỊ ĐỘNG
Thể sai khiến dịch là (bị bắt phải làm gì) thể hiện thái độ không vừa lòng, khó chịu của người nói khi bị người khác ép buộc.
Nhóm I:
V「い」ます → V「あ」せられます
かいます → かわせられます
はなします → はなさせられます
Nhóm II:
Vます → Vさせられます
たべます → たべさせられます
みます → みさせられます
Nhóm III:
します → させられます
きます → こさせられます
Kiến Minh hi vọng với những chia sẽ ngữ pháp trong Tiếng Nhật sẽ giúp cho các bạn chinh phục con đường đã chọn. Chúc các bạn học tốt!!